Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS được tạo tâm thế vào bài học mới, gợi mở về bài học liên quan đến máy tính và tin học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em thành tựu nổi bật nhất của ngành tin học là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Tại sao máy tính có thể làm được những việc như các em vừa nêu, bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu."
Hoạt động 1: Sự ưu việt của máy tính
- Nêu được sự ưu việt của việc lưu trữ, xử lí và truyền thông tin bằng thiết bị số.
- Chuyển đổi được giữa các đơn vị lưu trữ dữ liệu.
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS trả lời HĐ 1: Khi mua máy tính cá nhân, thông số nào được cho là quan trọng nhất? (Câu trả lời của HS có thể có nhiều phương án khác nhau). - GV dẫn dắt: ta thường quan tâm đến tốc độ tính toán, xử lí của máy tính. - HS hãy tìm hiểu SGK và trả lời các câu hỏi: + Tốc độ tính toán của máy tính là gì? + Hiện nay, một máy tính cá nhân thường có tốc độ tính toán cỡ bao nhiêu? Siêu máy tính có tốc độ tính bao nhiêu? Hãy tìm hiểu về siêu máy tính Fugaku. + Ngoài ra máy tính, thì thiết bị nào cũng có tốc độ xử lí nhanh và thuận tiện cho người sử dụng, được sử dụng rộng rãi trong đời sống. (Điện thoại thông minh). + Tốc độ tính toán nhanh đã giúp máy tính ưu việt hơn so với con người ở những hoạt động gì? - GV cho HS tìm hiểu phần b, trả lời câu hỏi: + Các thiết bị số có thể lưu trữ bao nhiêu dữ liệu? (Có thể lưu trữ rất nhiều dữ liệu). + Các doanh nghiệp cần nhiều sức chứa để lưu trữ dữ liệu hơn có thể sử dụng cái gì? + Nêu một số đơn vị lưu trữ dữ liệu. - GV cho HS chuyển đổi một số đơn vị Quy đổi các lượng tin sau ra KB: 3 MB, 2 GB, 2048 B. (3 MB = 3072 KB, 2 GB = 2.10242 KB = 2 097 152 KB, 2048 B = 2 KB). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Sự ưu việt của máy tính a) Máy tính tính toán rất nhanh - Tốc độ tính toán của máy tính là số phép tính thực hiện được trong một giây, gọi tắt là FLOPS. - Hiện nay, một máy tính cá nhân thường có tốc độ cỡ trăm tỉ flops. - Điện thoại thông minh có sức mạnh tương đương máy tính cá nhân - Các siêu máy tính có tốc độ cỡ vài trăm triệu tỷ phép tính trong 1 giây. - Năm 2020, siêu máy tính số 1 thế giới có tên là Fugaku của Nhật Bản có tốc độ trên 400 petaflops, tức là trên 400 triệu tỉ phép tính trong một giây Siêu máy tính Fugaku của Nhật - Tốc độ tính toán của bộ vi xử lí tăng rất nhanh làm cho mọi thiết bị số hoạt động ưu việt hơn so với con người trong các hoạt động thông tin: thu nhận, lưu trữ, xuất ra và truyền tải thông tin. b) Thiết bị số có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ - Các thiết bị số có thể lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ mà lại nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, rất tiện lợi khi sử dụng - Sử dụng dịch vụ lưu trữ “Điện toán đám mây” với sức chứa gần như không giới hạn - Đơn vị lưu trữ dữ liệu
c) Máy tính có khả năng làm việc tự động và chính xác - Máy tính làm việc theo chương trình, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng làm việc tự động và chính xác - Máy tính có thể tự động bắt đầu công việc theo giờ hẹn trước hoặc theo tín hiện cảm ứng từ môi trường xung quanh |
-------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác