Soạn văn 10 ngắn nhất bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Soạn bài: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Bài tập 1: trang 60 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh (chị) việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

d. Thể hiện tinh thần dân tộc, mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từnơ có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

e. Ý kiến khác.

Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị)

Bài tập 2: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh (chị) chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì ?

a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.

d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

e. Ý kiến khác

Giải thích lí do sự lựa chọn của anh (chị).

Bài tập 3: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Bài tập 4: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ

Bài tập 5: trang 61 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Nêu chủ đề của truyện

III- LUYỆN TẬP

Bài tập 1: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình?

Bài tập 2: trang 61 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Tóm tắt truyện( không quá 20 dòng)

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.

Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

II. Soạn bài siêu ngắn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài tập 1: Chọn đáp án e, vì các ý kiến trên đều đúng cả nhưng chưa được hoàn chỉnh. 

Bài tập 2: Chọn ý e) ý kiến khác ở đây là bao gồm tất cả các ý kiến đã nêu ở trên. 

Bài tập 3:Ý nghĩa của chi tiết:

 Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, đây chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

Bài tập 4: Phân tích nghệ thuật kể chuyện 

  • Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngay từ nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới li kì, biến ảo. Truyện toàn viết về thần linh, ma quỷ rồi chuyện chết đi sống lại. Điều đáng nói ở đây là cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết ... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
  • Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic, dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo, ...

Bài tập 5: Nêu chủ đề của truyện

Nội dung truyện:

  • Nhiều ý nghĩa, chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

III- LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em không đồng ý với kết thúc của câu chuyện, em muốn sau khi được minh oan Ngô Tử Văn được quay lại dương thế tiếp tục cuộc sống cứu người giúp dân, khiến câu truyện kết thúc có hậu hơn

Bài tập 2: Tóm tắt truyện( không quá 20 dòng)

Ngô Tử Văn vốn là người khảng khái, cương trực. Tức giận vì tiếng là đền làng linh ứng, nhưng tên giặc tử trận ở gần đền lại biến thành yêu quái trong dân gian, Tử Văn đã đốt đền. Đốt đền xong, về nhà, Tử Văn thấy người khó chịu, rồi lên cơn sốt. Trong cơn sốt, Tử Văn thấy một người cao lớn khôi ngô, đầu đội mũ trụ tự xưng là cư¬ sĩ đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ. Tử Văn vẫn thản nhiên. Người kia tức giận doạ sẽ kiện Tử Văn ở toà cõi âm. Chiều tối, lại có một ông già phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng, hỏi ra mới biết đó là Thổ công bị viên tướng bại trận giả làm cư¬ sĩ kia tranh chiếm mất đền. Ông già dặn rằng nếu âm phủ có tra hỏi thì cứ khai ra những lời ông nói, nếu tên kia chối thì cứ đến mà xác minh. Đến đêm, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Đến âm phủ, người canh cổng truyền rằng Tử Văn tội sâu ác nặng không được khoan giảm. Tử Văn kêu oan và được dẫn vào gặp Diêm Vương. Tử Văn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói và tranh cãi mãi với người đội mũ trụ, không phân phải trái. Diêm Vương sinh nghi, người đội mũ trụ định lảng chuyện, sợ bị lộ ra sự thực. Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực thì thấy đúng như lời Tử Văn nói. Kẻ kia bị đẩy vào địa ngục tầng thứ chín. Tử Văn về đến nhà thì mới biết mình đã chết được hai ngày. Ngôi mộ của tên tướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành. Sau đó một tháng, Thổ công tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn nhận lời, rồi không bệnh mà mất. Sau đó, có người thấy Tử Văn trên xe ngựa c¬ưỡi gió. Người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự !”

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật

Giá trị nội dung:

  • Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt, cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn với tên tướng giặc ngông cuồng. Bất bình trước sự sách nhiễu của tên tướng giặc với nhân dân, Ngô Tử Văn đã dũng cảm vạch trần sự dối trá, ngang ngược của tên Thổ công giả mạo để trả lại miếu cho Thổ công thật, thấy được tinh thần yêu nước mà Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm của mình
  • Kết thúc tác phẩm,  Ngô Tử Văn được xử thắng kiến và nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên cũng đã thể hiện niềm tin về công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Niềm tin vào công lí, vào chính nghĩa cũng vì thế mà vẫn được thắp lên trong tâm hồn của mỗi con người..

Giá trị nghệ thuật

  • Kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động.
  • Sử dụng chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hứng thú với người đọc.

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn 

Bài tham khảo

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của ông phản ánh một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Quan điểm đó đã được thể hiện trong nhân vật Ngô Tử Văn - một nhân vật dũng cảm kiên cường trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Mở đầu tác phẩm, Ngô Tử Văn đã hiện lên với những dòng giới thiệu ngắn gọn: Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền. Trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian.  Trong khi mọi người đều sợ hãi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng thì Tử Văn cương quyết, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng.

Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc. Tên tướng giặc là một kẻ xảo quyệt, hắn dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì, ngay cả khi bị lôi xuống địa phủ. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Khi đối diện trước Diêm Vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng. Chàng không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Và công lí đã chiến thắng cái ác, hồn ma bị trừng phạt nặng nề, còn Tử Văn thì được ban thưởng.

Chiến thắng của Tử Văn chính là lời khẳng định cho sức mạnh của cái thiện, sự khẳng khái, tình yêu chính nghĩa và công bằng. Ngô Tử Văn đại diện cho tinh thần chính trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân, cho sự lương thiện.

Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Câu chuyện kết thúc với thắng lợi dành cho Ngô Tử Văn, hay nói cách khác, đó là chiến thắng của chính nghĩa. Thông qua tác phẩm này, tác giả đã gửi gắm cho chúng ta những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó cũng là bài học mà không chỉ con người thời trung đại, mà ngay cả chúng ta, những người thời hiện đại cần phải học hỏi để giữ cho bản thân niềm tin vào chính nghĩa, vào thiên lương ở đời.

 

=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật Ngô Tử Văn.

2. Thân bài

 - Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn, đồng thời nêu ra những đặc điểm về tính cách thông qua hành động của nhân vật:

  • Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền.
  • Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc.
  •  Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì, ngay cả khi bị lôi xuống địa phủ. Chàng là người yêu chính nghĩa, không sợ tà gian.

- Chiến thắng của Tử Văn chính là lời khẳng định cho sức mạnh của cái thiện, sự khẳng khái, tình yêu chính nghĩa và công bằng. Ngô Tử Văn đại diện cho tinh thần khẳng khái, chính trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân, cho sự lương thiện.

- Nghệ thuật của tác phẩm

3. Kết bài

- Bài học về chính nghĩa được thể hiện thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, và bài học này vẫn giữ nguyên giá trị cho đến tận ngày nay. 

Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.

Bài tham khảo

 Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm trước hết thể hiện ở tiếng nói lên án những thế lực xấu xa, chuyên ức hiếp dân lành. Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Hồn ma còn đút lót, dọa nạt những vị thần xung quanh. Khi có nguy cơ bị vạch mặt ở dưới âm phủ, thì hắn lại giở trò lấp liếm. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn: “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào giai đoạn nhà Lê suy tàn, nội chiến liên miên, cái ác hiện hữu khắp nơi, những tên quan lại thì cậy thế ức hiếp dân lành. Tiếng nói tố cáo của Nguyễn Dữ cũng chính là tố cáo những thế lực xấu xa đương thời: Bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét, đục khoét, ăn hối lộ, bao che kẻ ác, dung túng cho kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nỗi oan ức, khổ sở cho dân lành.

Ngoài ra, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện ở tiếng nói ca ngợi chính nghĩa, mà nổi bật trong đó là hình tượng của Ngô Tử Văn. Trong khi mọi người đều sợ hãi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng thì Tử Văn cương quyết, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng. Sự khẳng khái, cương trực của Tử Văn còn thể hiện qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Khi sống hắn là kẻ xâm lược nước ta, đến khi bỏ mạng ở nước Nam thì lại tranh miếu Thổ địa, vậy mà còn láo xược dám đến mắng mỏ, đe dọa Tử Văn. Trước sự ngang ngược trắng trợn của hồn ma tướng giặc, chàng không hề khiếp sợ mà vẫn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Điều đó càng chứng tỏ một khí phách cứng cỏi, một niềm tin vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Vì cảm kích hành động chính nghĩa của chàng mà Thổ thần đã đến dặn dò chàng, đồng thời nhận lời giúp đỡ nếu Tử Văn cần đến người làm chứng. ". Khi đối diện trước Diêm Vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng. Chàng không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Và công lí đã chiến thắng cái ác, hồn ma bị trừng phạt nặng nề, còn Tử Văn thì được ban thưởng.

Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Có thể nói, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa, đồng thời thể hiện tiếng nói thông cảm, trân trọng và đồng tình dành cho sự lương thiện, cương trực của Ngô Tử Văn.

 

 => Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. 

- Giá trị nhân đạo được biểu hiện trong tác phẩm:

  • Tiếng nói lên án những thế lực xấu xa, chuyên ức hiếp dân lành: những thế lực này được biểu hiện trong tác phẩm dưới lớp hình tượng của hồn ma tướng giặc, từ đó lên án những thế lực xấu xa trong xã hội đương thời của tác giả
  • Tiếng nói ca ngợi chính nghĩa, mà nổi bật trong đó là hình tượng của Ngô Tử Văn: được thể hiện ở hành động đốt đền, sự ung dung tự tin khi đối diện với hồn ma, và tiếng nói phản kháng bảo vệ cho chính nghĩa khi Tử Văn ở dưới âm phủ

- Nghệ thuật của tác phẩm:

  • Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. 
  • Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca.
  • Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. 

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với 'Truyền kì mạn lục", ông đã đưa tác phẩm này trở thành “thiên cổ kì bút”. Nội dung chủ yếu của "Truyền kì mạn lục" là chuyện tình đậm hương son phấn và chuyện quái dị quỷ thần. Để chuyển tải thành công những nội dung ấy, nhà văn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Những yếu tố nghệ thuật ấy đã được biểu hiện vô cùng đặc sắc thông qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Nghệ thuật của tác phẩm trước tiên được thể hiện ở sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện. Tình huống truyện ở cả hai tác phẩm tuy đơn giản nhưng lại kịch tính, thông qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật. “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản. Từ chiến trường trở về, vì tính ghen tuông mù quáng, Trương Sinh đã đánh mắng Vũ nương rồi đuổi nàng đi, dù cho hàng xóm khuyên ngăn. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang, để lấy cái chết minh oan cho mình.” Câu chuyện thắt nút ở đây, tạo nên sự hiểu nhầm của người chồng, vô tình đẩy cuộc đời mình vào bi kịch tưởng như không thể hóa giải. Để rồi sau đó, tác giả đã mở nút câu chuyện: Buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói ”Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả một đoạn sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không thể trở về trần gian được nữa.

 Còn “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” kể về Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.” Các tình tiết trong câu chuyện được sắp xếp rất hợp lý, có thắt nút, mở nút, có cao trào, phát triển..., đưa chúng ta đến những cảnh ngộ éo le, sự hối hận của nhân vật và nhẹ nhõm khi mọi chuyện được giải quyết.

 Ngoài ra, nghệ thuật khắc họa nhân vật cũng vô cùng đặc sắc. Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của chính bản thân nhân vật. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa". Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

 Đối với nhân vật Ngô Tử Văn, chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng. Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.

 Cuối cùng, giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm được thể hiện qua yếu tố kì ảo trong truyện. Trong cả hai tác phẩm đều có rất nhiều yếu tố kì ảo, như khi Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang... Những tình tiết này đã góp phần hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương – khao khát phục hồi danh dự; đồng thời tạo cái kết có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan và đền trả xứng đáng. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

 Nếu yếu tố kì ảo được đưa vào cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, thì ở “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, yếu tố kì ảo trải dài xuyên suốt câu chuyện. Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Sự kì ảo nhờ đó được gia tăng. Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. Đó cũng là một yếu tố kì ảo của truyện. Những sự việc này được sắp đặt ở cuối như một kết thúc có hậu cho Tử Văn và câu chuyện, thế hiện triết lí ở hiền gặp lành của nhà văn.

 Có thể nói, các tác phẩm trong Truyền kì mạn lục không chỉ có giá trị về mặt nội dung, mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Thông qua những giá trị ấy, tác giả đã phản ánh cho chúng ta hiện thực xã hội đương thời, cũng như những bài học nhân sinh về lẽ sống ở đời. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm chắc chắn sẽ còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc.

 

 => Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm là "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"

2. Thân bài

- Nghệ thuật của tác phẩm trước tiên được thể hiện ở sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện. 

  • Chuyện người con gái Nam Xương
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

-> Tình huống truyện ở cả hai tác phẩm tuy đơn giản nhưng lại kịch tính, thông qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật. 

- Nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện ở nghệ thuật khắc họa nhân vật. 

  • Nhân vật Vũ Nương: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
  • Nhân vật Ngô Tử Văn: chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực.

-> Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của chính bản thân nhân vật.

- Nghệ thuật của tác phẩm được biểu hiện ở yếu tố kì ảo, hoang đường.

  • Yếu tố kì ảo cuối truyện "Chuyện người con gái Nam Xương": Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang... 
  •  Yếu tố kì ảo xuyên suốt truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên": Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. 

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dữ (về mặt nội dung và nghệ thuật)

III. Soạn bài ngắn nhất: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài tập 1: Chọn (e) => các ý kiến trên đều đúng cả nhưng chưa được hoàn chỉnh. 

Bài tập 2: Chọn (e) => bao gồm tất cả các ý kiến đã nêu ở trên. 

Bài tập 3:Ý nghĩa: Đây là chức quan thực hiện công lí, sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. => Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

Bài tập 4: Phân tích nghệ thuật 

  • Lôi cuốn, nhan đề đưa người đọc bước vào thế giới li kì, biến ảo, viết về thần linh, ma quỷ rồi chuyện chết đi sống lại, cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo => giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
  • Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic, dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo.

Bài tập 5: Nội dung truyện:

Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

III- LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em không đồng ý => em muốn sau khi được minh oan Ngô Tử Văn được quay lại dương thế tiếp tục cuộc sống cứu người giúp dân  => có hậu hơn

Bài tập 2: Tóm tắt truyện

Ngô Tử Văn vốn là người khảng khái, cương trực. Tức giận vì tiếng là đền làng linh ứng, nhưng tên giặc tử trận ở gần đền lại biến thành yêu quái trong dân gian, Tử Văn đã đốt đền. Đốt đền xong, về nhà, Tử Văn thấy người khó chịu, rồi lên cơn sốt. Trong cơn sốt, Tử Văn thấy một người cao lớn khôi ngô, đầu đội mũ trụ tự xưng là cư¬ sĩ đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ. Tử Văn vẫn thản nhiên. Người kia tức giận doạ sẽ kiện Tử Văn ở toà cõi âm. Chiều tối, lại có một ông già phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng, hỏi ra mới biết đó là Thổ công bị viên tướng bại trận giả làm cư¬ sĩ kia tranh chiếm mất đền. Ông già dặn rằng nếu âm phủ có tra hỏi thì cứ khai ra những lời ông nói, nếu tên kia chối thì cứ đến mà xác minh. Đến đêm, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Đến âm phủ, người canh cổng truyền rằng Tử Văn tội sâu ác nặng không được khoan giảm. Tử Văn kêu oan và được dẫn vào gặp Diêm Vương. Tử Văn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói và tranh cãi mãi với người đội mũ trụ, không phân phải trái. Diêm Vương sinh nghi, người đội mũ trụ định lảng chuyện, sợ bị lộ ra sự thực. Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực thì thấy đúng như lời Tử Văn nói. Kẻ kia bị đẩy vào địa ngục tầng thứ chín. Tử Văn về đến nhà thì mới biết mình đã chết được hai ngày. Ngôi mộ của tên tướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành. Sau đó một tháng, Thổ công tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn nhận lời, rồi không bệnh mà mất. Sau đó, có người thấy Tử Văn trên xe ngựa c¬ưỡi gió. Người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự !”

Đề bài: Giá trị 

Nội dung:

  • Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn. Bất bình trước sự sách nhiễu của tên tướng giặc với nhân dân, Ngô Tử Văn đã dũng cảm vạch trần sự dối trá, ngang ngược của tên Thổ công giả mạo để trả lại miếu cho Thổ công thật, tinh thần yêu nước Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.
  • Thể hiện niềm tin về công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Niềm tin vào công lí, vào chính nghĩa cũng vì thế mà vẫn được thắp lên trong tâm hồn của mỗi con người..

Nghệ thuật

  • Tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động.
  • Chi tiết kì ảo, hoang đường => hấp dẫn, hứng thú.

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn 

Dàn bài tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật Ngô Tử Văn.

2. Thân bài

 - Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn, đồng thời nêu ra những đặc điểm về tính cách thông qua hành động của nhân vật:

  • Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền.
  • Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc.
  • Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì, ngay cả khi bị lôi xuống địa phủ. Chàng là người yêu chính nghĩa, không sợ tà gian.

- Chiến thắng của Tử Văn chính là lời khẳng định cho sức mạnh của cái thiện, sự khẳng khái, tình yêu chính nghĩa và công bằng. Ngô Tử Văn đại diện cho tinh thần khẳng khái, chính trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân, cho sự lương thiện.

- Nghệ thuật của tác phẩm

3. Kết bài

- Bài học về chính nghĩa được thể hiện thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, và bài học này vẫn giữ nguyên giá trị cho đến tận ngày nay. 

Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.

Dàn bài tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

2. Thân bài

- Khái niệm giá trị nhân đạo: Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. 

- Giá trị nhân đạo được biểu hiện trong tác phẩm:

  • Tiếng nói lên án những thế lực xấu xa, chuyên ức hiếp dân lành: những thế lực này được biểu hiện trong tác phẩm dưới lớp hình tượng của hồn ma tướng giặc, từ đó lên án những thế lực xấu xa trong xã hội đương thời của tác giả
  • Tiếng nói ca ngợi chính nghĩa, mà nổi bật trong đó là hình tượng của Ngô Tử Văn: được thể hiện ở hành động đốt đền, sự ung dung tự tin khi đối diện với hồn ma, và tiếng nói phản kháng bảo vệ cho chính nghĩa khi Tử Văn ở dưới âm phủ

- Nghệ thuật của tác phẩm:

  • Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. 
  • Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca.
  • Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. 

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Dàn bài tham khảo

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm là "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên"

2. Thân bài

- Nghệ thuật của tác phẩm trước tiên được thể hiện ở sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện. 

  • Chuyện người con gái Nam Xương
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

-> Tình huống truyện ở cả hai tác phẩm tuy đơn giản nhưng lại kịch tính, thông qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật. 

- Nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện ở nghệ thuật khắc họa nhân vật. 

  • Nhân vật Vũ Nương: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
  • Nhân vật Ngô Tử Văn: chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực.

-> Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của chính bản thân nhân vật.

- Nghệ thuật của tác phẩm được biểu hiện ở yếu tố kì ảo, hoang đường.

  • Yếu tố kì ảo cuối truyện "Chuyện người con gái Nam Xương": Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang... 
  • Yếu tố kì ảo xuyên suốt truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên": Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. 

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dữ (về mặt nội dung và nghệ thuật)

IV. Soạn bài cực ngắn: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài tập 1: Chọn (e) 

=> Các ý kiến trên đều đúng cả, chưa được hoàn chỉnh. 

Bài tập 2: Chọn (e) 

=>bao gồm tất cả các ý kiến đã nêu ở trên. 

Bài tập 3: Đây là chức quan thực hiện công lí, sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, xứng đáng noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.

Bài tập 4: Phân tích: Lôi cuốn, nhan đề đã đưa người đọc bước vào thế giới li kì, biến ảo, viết về thần linh, ma quỷ , chuyện chết đi sống lại, cốt lõi hiện thực đã được lồng vào một cốt truyện kì ảo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết ... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic, dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng, đồng cảm được với thái độ và quan điểm của nhà văn, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo, ...

Bài tập 5: Nội dung: đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

III- LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Không đồng ý => muốn sau khi được minh oan Ngô Tử Văn được quay lại dương thế tiếp tục cuộc sống cứu người giúp dân, có hậu hơn

Bài tập 2: Tóm tắt:

- Ngô Tử Văn vốn là người khảng khái, cương trực. Tức giận vì tiếng là đền làng linh ứng, nhưng tên giặc tử trận ở gtần đền lại biến thành yêu quái trong dân gian, Tử Văn đã đốt đền. Đốt đền xong, về nhà, Tử Văn thấy người khó chịu, rồi lên cơn sốt. Trong cơn sốt, Tử Văn thấy một người cao lớn khôi ngô, đầu đội mũ trụ tự xưng là cư¬ sĩ đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ. Tử Văn vẫn thản nhiên. Người kia tức giận doạ sẽ kiện Tử Văn ở toà cõi âm. Chiều tối, lại có một ông già phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng, hỏi ra mới biết đó là Thổ công bị viên tướng bại trận giả làm cư¬ sĩ kia tranh chiếm mất đền. Ông già dặn rằng nếu âm phủ có tra hỏi thì cứ khai ra những lời ông nói, nếu tên kia chối thì cứ đến mà xác minh. Đến đêm, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Đến âm phủ, người canh cổng truyền rằng Tử Văn tội sâu ác nặng không được khoan giảm. Tử Văn kêu oan và được dẫn vào gặp Diêm Vương. Tử Văn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói và tranh cãi mãi với người đội mũ trụ, không phân phải trái. Diêm Vương sinh nghi, người đội mũ trụ định lảng chuyện, sợ bị lộ ra sự thực. Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực thì thấy đúng như lời Tử Văn nói. Kẻ kia bị đẩy vào địa ngục tầng thứ chín. Tử Văn về đến nhà thì mới biết mình đã chết được hai ngày. Ngôi mộ của tên tướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành. Sau đó một tháng, Thổ công tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn nhận lời, rồi không bệnh mà mất. Sau đó, có người thấy Tử Văn trên xe ngựa c¬ưỡi gió. Người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự !”

Đề bài: Giá trị 

1. Nội dung:

  • Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân. Bất bình trước sự sách nhiễu của tên tướng giặc với nhân dân, Ngô Tử Văn đã dũng cảm vạch trần sự dối trá, ngang ngược của tên Thổ công giả mạo để trả lại miếu cho Thổ công thật, thấy được tinh thần yêu nước mà Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm của mình
  • Ngô Tử Văn được xử thắng kiến và nhận chức phán sự ở đền Tản Viên cũng đã thể hiện niềm tin về công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà, thắp lên trong tâm hồn của mỗi con người..

2. Nghệ thuật: lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động. Chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn.

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn 

Bài tham khảo

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của ông phản ánh một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người... Quan điểm đó đã được thể hiện trong nhân vật Ngô Tử Văn - một nhân vật dũng cảm kiên cường trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Mở đầu tác phẩm, Ngô Tử Văn đã hiện lên với những dòng giới thiệu ngắn gọn: Tên là Soạn quê ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền. Trong làng có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thanh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian.  Trong khi mọi người đều sợ hãi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng thì Tử Văn cương quyết, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng.

Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc. Tên tướng giặc là một kẻ xảo quyệt, hắn dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.

Là một người cương trực nên Tử Văn không hề sợ điều gì, ngay cả khi bị lôi xuống địa phủ. Hồn ma kiện Tử Văn ở Minh ti làm Diêm Vương quát mắng Tử Văn, bênh vực hồn ma nhưng Tử Văn không hề run sợ cứng cỏi minh oan cho mình. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Khi đối diện trước Diêm Vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng. Chàng không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Và công lí đã chiến thắng cái ác, hồn ma bị trừng phạt nặng nề, còn Tử Văn thì được ban thưởng.

Chiến thắng của Tử Văn chính là lời khẳng định cho sức mạnh của cái thiện, sự khẳng khái, tình yêu chính nghĩa và công bằng. Ngô Tử Văn đại diện cho tinh thần chính trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cho nhân dân, cho sự lương thiện.

Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Câu chuyện kết thúc với thắng lợi dành cho Ngô Tử Văn, hay nói cách khác, đó là chiến thắng của chính nghĩa. Thông qua tác phẩm này, tác giả đã gửi gắm cho chúng ta những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, đó cũng là bài học mà không chỉ con người thời trung đại, mà ngay cả chúng ta, những người thời hiện đại cần phải học hỏi để giữ cho bản thân niềm tin vào chính nghĩa, vào thiên lương ở đời.

 Đề bài: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để thấy chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm.

Bài tham khảo

 Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống cùng sự nhạy bén trong việc sử dụng ngôn từ. Không chỉ vậy, ông còn là một nhà văn với tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Điều này đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm trước hết thể hiện ở tiếng nói lên án những thế lực xấu xa, chuyên ức hiếp dân lành. Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian. Hồn ma còn đút lót, dọa nạt những vị thần xung quanh. Khi có nguy cơ bị vạch mặt ở dưới âm phủ, thì hắn lại giở trò lấp liếm. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Trong câu nói buột miệng của Tử Văn: “Sao mà nhiều thần quá vậy?” cũng cho ta thấy một hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ: xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục vào giai đoạn nhà Lê suy tàn, nội chiến liên miên, cái ác hiện hữu khắp nơi, những tên quan lại thì cậy thế ức hiếp dân lành. Tiếng nói tố cáo của Nguyễn Dữ cũng chính là tố cáo những thế lực xấu xa đương thời: Bọn quan lại tham lam, nhũng nhiễu ngang nhiên vơ vét, đục khoét, ăn hối lộ, bao che kẻ ác, dung túng cho kẻ xấu lộng hành, gây ra bao nỗi oan ức, khổ sở cho dân lành.

Ngoài ra, giá trị nhân đạo của tác phẩm còn thể hiện ở tiếng nói ca ngợi chính nghĩa, mà nổi bật trong đó là hình tượng của Ngô Tử Văn. Trong khi mọi người đều sợ hãi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng thì Tử Văn cương quyết, ung dung, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng. Sự khẳng khái, cương trực của Tử Văn còn thể hiện qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Khi sống hắn là kẻ xâm lược nước ta, đến khi bỏ mạng ở nước Nam thì lại tranh miếu Thổ địa, vậy mà còn láo xược dám đến mắng mỏ, đe dọa Tử Văn. Trước sự ngang ngược trắng trợn của hồn ma tướng giặc, chàng không hề khiếp sợ mà vẫn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Điều đó càng chứng tỏ một khí phách cứng cỏi, một niềm tin vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn. Vì cảm kích hành động chính nghĩa của chàng mà Thổ thần đã đến dặn dò chàng, đồng thời nhận lời giúp đỡ nếu Tử Văn cần đến người làm chứng. ". Khi đối diện trước Diêm Vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu đanh thép vững vàng. Chàng không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Và công lí đã chiến thắng cái ác, hồn ma bị trừng phạt nặng nề, còn Tử Văn thì được ban thưởng.

Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Có thể nói, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo những thế lực xấu xa, đồng thời thể hiện tiếng nói thông cảm, trân trọng và đồng tình dành cho sự lương thiện, cương trực của Ngô Tử Văn.

 Đề bài: Đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Dữ qua hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với 'Truyền kì mạn lục", ông đã đưa tác phẩm này trở thành “thiên cổ kì bút”. Nội dung chủ yếu của "Truyền kì mạn lục" là chuyện tình đậm hương son phấn và chuyện quái dị quỷ thần. Để chuyển tải thành công những nội dung ấy, nhà văn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật. Những yếu tố nghệ thuật ấy đã được biểu hiện vô cùng đặc sắc thông qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Nghệ thuật của tác phẩm trước tiên được thể hiện ở sự tài tình trong việc xây dựng tình huống truyện. Tình huống truyện ở cả hai tác phẩm tuy đơn giản nhưng lại kịch tính, thông qua đó thể hiện được tính cách của nhân vật. “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về người con gái có tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản. Từ chiến trường trở về, vì tính ghen tuông mù quáng, Trương Sinh đã đánh mắng Vũ nương rồi đuổi nàng đi, dù cho hàng xóm khuyên ngăn. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đã trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang, để lấy cái chết minh oan cho mình.” Câu chuyện thắt nút ở đây, tạo nên sự hiểu nhầm của người chồng, vô tình đẩy cuộc đời mình vào bi kịch tưởng như không thể hóa giải. Để rồi sau đó, tác giả đã mở nút câu chuyện: Buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói ”Đấy cha Đản lại đến kia kìa”. Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả một đoạn sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không thể trở về trần gian được nữa.

 Còn “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” kể về Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.” Các tình tiết trong câu chuyện được sắp xếp rất hợp lý, có thắt nút, mở nút, có cao trào, phát triển..., đưa chúng ta đến những cảnh ngộ éo le, sự hối hận của nhân vật và nhẹ nhõm khi mọi chuyện được giải quyết.

 Ngoài ra, nghệ thuật khắc họa nhân vật cũng vô cùng đặc sắc. Nội tâm nhân vật không được hiện ra, nhưng ta vẫn có thể đánh giá tính cách của họ thông qua lời giới thiệu và qua hành động của chính bản thân nhân vật. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa". Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

 Đối với nhân vật Ngô Tử Văn, chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta thường khen là một người cương trực. Lời giới thiệu ấy đã được minh chứng thông qua hành động đốt đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, cũng từ đó giúp ta thấy được cốt cách của một người dũng cảm, tin vào chính nghĩa, bênh vực người lương thiện của chàng. Ngoài ra, sự cứng cỏi của Ngô Tử Văn còn được thể hiện thông qua thái độ của chàng dành cho tên tướng giặc. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc.

 Cuối cùng, giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm được thể hiện qua yếu tố kì ảo trong truyện. Trong cả hai tác phẩm đều có rất nhiều yếu tố kì ảo, như khi Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa vàng; lạc vào động rùa của Linh Phi; được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương; được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế. Vũ Nương hiện ra lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến sông Hoàng Giang... Những tình tiết này đã góp phần hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương – khao khát phục hồi danh dự; đồng thời tạo cái kết có hậu, thể hiện ước mơ của nhân dân: người tốt được minh oan và đền trả xứng đáng. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

 Nếu yếu tố kì ảo được đưa vào cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, thì ở “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, yếu tố kì ảo trải dài xuyên suốt câu chuyện. Các nhân vật quỷ, quỷ Dạ Xoa chỉ xuất hiện thoáng qua, không có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cốt truyện nhưng chính chúng lại góp phần mang đến không khí rùng rợn, kinh hãi đặc trưng của chốn âm ti, địa phủ cho câu chuyện. Sự kì ảo nhờ đó được gia tăng. Tử Văn không nằm trong số các nhân vật thần kì của truyện nhưng lại gắn với sự việc chết đi (hai ngày). Sống lại rồi lại chết và được nhập vào cõi tiên. Đó cũng là một yếu tố kì ảo của truyện. Những sự việc này được sắp đặt ở cuối như một kết thúc có hậu cho Tử Văn và câu chuyện, thế hiện triết lí ở hiền gặp lành của nhà văn.

 Có thể nói, các tác phẩm trong Truyền kì mạn lục không chỉ có giá trị về mặt nội dung, mà còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Thông qua những giá trị ấy, tác giả đã phản ánh cho chúng ta hiện thực xã hội đương thời, cũng như những bài học nhân sinh về lẽ sống ở đời. Với ý nghĩa ấy, tác phẩm chắc chắn sẽ còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng bạn đọc.

 

 

Tìm kiếm google: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngữ văn 10 tập 2, soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngữ văn 10 tập 2, hướng dẫn soạn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngữ văn 10 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com