Soạn văn 10 ngắn nhất bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Soạn bài: “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Bài tập 1: trang 63 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp 

Bài tập 2: trang 63 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

II. Soạn bài siêu ngắn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Bài tập 1: Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp 

Từ câu chuyện của Lão Hạc, Nam Cao đã làm lên những giá trị về nội dung, giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm.Những giá trị nội dụng mà Na Cao đề cập tới thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh, giá trị nhân đạo cho tác phẩm của mình đó là : con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người. Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm, vạch trần hiện thực xã hội, lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống. Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí. Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Bài tập 2: Viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du:

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Nguyễn Du được biết đến là Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” 

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca. Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.

Cuộc đời của ông gặp nhiều biến cố.  Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long. Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.  Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820).

Từ những bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.  Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; về Thác lèn trai phường nón. Đặc biệt tác phẩm Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, được chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, lưu truyền những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo suốt hàng ngàn năm.

Những sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ thượng thừa, điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy của những tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương đặc biệt là tiếng Việt đạt đến trình độ nhuần nhuyễn hiện tực và trữ tình đặc biệt là biểu hiện sâu sắc đời sống nội tâm con người, Đó là những thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, tạo nên sắc thái biểu cảm phong phú. Nguyễn Du còn thẳng định được tài năng khắc họa tâm lí nhân vật. Thế giới nội tâm con người vốn phức tạp có được khám phá trọn vẹn và có chiều sâu qua những vần thơ của Nguyễn Du. Có thể nói thơ của Nguyễn Du đã đạt được những trình độ mẫu mực của nghệ thuật cổ điển. Từ tài năng nghệ thuật đó, Nguyễn Du đã tái hiện lại hiện thực xã hội, vạch trần bộ mặt của một xã hội coi trong đồng tiền, một xã hội phong kiến thối rữa mà ở đó con người đặc biệt những người tài hoa hay những người phụ nữ đều không có quyền không có tiếng nói sống một xã hội bị chà đạp đối xử bất công. Từ những giá trị hiện thực đó là những giá trị nhân đạo của Nguyễn Du là cảm thông cho những con người ấy, là xót thương cho những con người có số phận bất hạnh: 

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Nguyễn Du nổi bậc giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường. Có hể nói, ông đã đem đến cho nền văn học thế kỉ 18 và nền văn học dân tộc những tiếng nói thấm đẫm tình người, mở ra cái nhìn mới cho tất cả, mở cửa hàng triêu trái tim con người. Trải qua hàng trăm năm , những cái tên Nguyễn Du vẫn là cái tên người đời không khỏi cảm phục vì các tài cái đức xót thương cho mọi kiếp người của ông.

III. Soạn bài ngắn nhất: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Bài tập 1: Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp 

Từ câu chuyện của Lão Hạc.Những giá trị nội dụng mà Na Cao đề cập tới thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh, giá trị nhân đạo cho tác phẩm của mình. Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm, vạch trần hiện thực xã hội, lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống. Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí. Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Bài tập 2: Viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh 

Bài tham khảo

Quy Nhơn từ lâu đã được xem như là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Nhắc đến Quy Nhơn, ta không thể không nhắc đến Ghềnh Ráng – một bức tranh tuyệt mĩ mà thiên nhiên  đã ban tặng cho đất và người Quy Nhơn. Nếu đã một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng, bạn sẽ không bao giờ quên được cảnh sắc nên thơ, non nước hữu tình nơi đây.

Ghềnh Ráng cách trung tâm Quy Nhơn hai cây số về phía nam, là một quần thể sơn thạch chạy sát biển với nhiều nét hoang sơ đặc trưng. Dọc theo bờ biển là những bãi đá nhô lên khỏi mặt nước với nhiều hình thù khác nhau, dường như đã tạo nên một sự sắp xếp có chủ ý của thiên nhiên. Những bãi đá ấy quanh năm đối mặt với bao sóng gió nơi biển cả, hình thành nên các gành, rạn. Nơi đây ngày ngày vẫn có từng đàn chim nhạn đông đúc kéo nhau đến sinh sống và tìm mồi. Có lẽ vì vậy mà nơi đây được người dân địa phương đặt tên là Nhạn Châu hay Bãi Nhạn. Ghềnh Ráng vừa có biển, vừa có núi mà còn cả suối trong nữa. Từ đỉnh núi có thể phóng tầm mắt ra toàn cảnh Ghềnh Ráng. Phía nam là cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình với dải núi trùng điệp chạy dài sát bờ biển đến tận Quy Hoà, nơi có một bệnh viện dành cho người bị bệnh phong được xây dựng từ thời Pháp thuộc. nhìn lên phương bắc là những bãi cát vàng óng mịn. Cả đất trời như quyện vào nhau, bao phủ lên không gian nơi đây một sự yên bình, êm dịu, đem đến cho con người chút thư thả, lắng đọng nơi tâm hồn. Nhìn về phía xa, thành phố Quy Nhơn hiện ra tấp nập, nhộn nhịp với ánh đèn, đường phố đông người qua lại, khác xa với Quy Nhơn tĩnh lặng ngày nào. Ôm trọn bãi cát vào lòng là biển mênh mang một màu xanh biếc, xanh của đất trời, xanh của cây cỏ. Chính biển đã nuôi sống biết bao thế hệ người Quy Nhơn bằng sự giàu có của mình. Nhìn về phía đông nam là Cù Lao Xanh, một địa danh nổi tiếng của đất Bình Định. Men theo con đường mòn lên núi có rất nhiều điều thú vị để ta khám phá. Đó là những tác phẩm điêu khắc kì diệu mà tạo hoá đã tạo nên. Ví như hòn đá có hình mặt người hay hòn Vọng Phu, hòn Chồng nhô ra biển đông, một mình trơ trọi giữa biển cả nhưng vẫn không hề ngã đổ mà vững bền, hiên ngang cùng với thời gian. Từ hòn Chồng đi thêm một đoạn nữa là vô số hang động kì bí, huyền ảo đang chờ bàn tay con người khai phá. Xa hơn nữa là một cảnh tượng vô cùng kì thú. Đó là một bãi rộng hơn bốn mươi mét vuông chỉ toàn đá là đá, đặc biệt ở chỗ, hòn nào hòn nấy bề mặt nhẵn bóng, hình dạng hệt như những quả trứng khổng lồ. Đó cũng là lí do tại sao bãi đá này được đặt tên là Bãi Trứng. Kế cận bãi là một mạch nứoc ngầm chảy ra từ khe đá tạo thành hai giếng nước ngọt  hình lòng chảo nằm kề nhau. Nứoc ở đây trong vắt, ngọt thanh. Dạo hết bãi đá ven biển là sẽ thấy một bãi cát vàng mịn hình lưỡi liềm. 

Chính cái tên của Ghềnh Ráng cũng hàm chứa bao nét đặc trưng của con người nơi đây. Xưa kia, mỗi khi đi qua những gành, rạn, những người dân chài phải tìm cách hãm bớt gió để thuyền đi chậm lại, tránh không cho thuyền va chạm vào những bãi đá nhọn nhô ra biển. Lâu dần, người ta đọc trại thành Ghềnh Ráng. Cái tên mộc mạc xuất phát từ cuộc sống lao động thường ngày của người dân nơi đây.

Trong tiềm thức dân gian, cảnh đẹp bao giờ cũng gắn liền với truyền thuyết về thần tiên. Tương truyền rằng ngày xưa có một cô gái nết na yêu một chàng trai cùng làng. Họ có một mối tình thật đẹp. Nhưng không may, một viên quan vì quá mê sắc đẹp của nàng, rắp tâm chia rẽ tình cảm đôi lứa để lấy nàng làm vợ. Chàng trai đi lính, cô gái phải ở nhà tìm tổ yến để giao nộp cho viên quan nọ. Người con trai đã trốn lính, không quản nguy hiểm ra biển tìm tổ yến cho người yêu. Thời gian trôi qua, đã quá hạn mà chàng trai vẫn chưa về, người con gái bị truy đuổi gắt gao đến Ghềnh Ráng thì bỗng nhiên trời nổi giông tố, núi nứt ra một khe lớn cho nàng chạy vào rồi biến mất. Chàng trai trên đường quay về gặp giông bão, mất hết tổ yến, cũng trôi dạt vào đây, thấy bóng người con gái lúc ẩn lúc hiện bèn chạy theo rồi cả hai cùng biến mất. Cũng bởi câu chuyện cảm động đầy chất nhân văn ấy mà Ghềnh Ráng còn được người đời đặt là Tiên Sa, tức Ghềnh Ráng-Tiên Sa.

Ở Ghềnh Ráng trước đây còn có một toà biệt thự ba tầng cùng những công trình phục vụ cho cuộc sống đế vương trong những khi đi kinh lí, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp do vua Bảo Đại – vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cho xây dựng vào năm 1927. Toà biệt thự này hiện nay chỉ còn lại phế tích. Khu vực này còn được gọi là Bãi Tắm Hoàng Hậu.

Đến với Ghềnh Ráng, ta có thể thưởng thức phong cảnh nơi đây bằng các hoạt động gắn với biển như tắm biển, du lịch bằng thuyền hay lặn biển. Đặc biệt hơn nữa, ta có thể thử qua một số trò chơi cảm giác mạnh như lướt ván. Nếu không thích biển, ta cũng có thể tham gia vào một chuyến thám hiểm khám phá rừng rậm hoang sơ khi đi sâu vào khu rừng ở đây hay làm một chuyến leo núi. Sẽ thật tuyệt nếu được đứng trên đỉnh núi nhìn xuống quang cảnh ở dưới. Đó sẽ là một cảm giác không bao giờ quên. Ghềnh Ráng còn xây dựng một khách sạn và nhà hàng ngay cạnh bờ biển để phục vụ cho nhu cẩu ẩm thực của khách du lịch. Luôn có những món hải sản tươi sống rất đa dạng cho thực khách lựa chọn. Sau chuyến du lịch thú vị, ta còn có thể mua vài món đồ lưu niệm đặc trưng chỉ có ở Ghềnh Ráng làm quà cho bạn bè và người thân.

Ghềnh Ráng ngày nay đã được đầu tư phát triển thành một khu du lịch trọng điểm của thành phố Quy Nhơn cũng như tỉnh Bình Định. Và trong tương lai, nó sẽ thu hút nhiều sự chú ý cũng như khách du lịch, góp phần vào sự tăng trưởng, đi lên của Bình Định. Ta sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp hoang sơ của Ghềnh Ráng cũng như tâm hồn con người nơi đây.

IV. Soạn bài cực ngắn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Bài tập 1: Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp 

Câu chuyện của Lão Hạc, giá trị nội dung mà Nam Cao đề cập tới thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh, giá trị nhân đạo cho tác phẩm của mình. Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm, vạch trần hiện thực xã hội, lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí. Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình. Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Bài tập 2: Viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh 

Bài tham khảo

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Nguyễn Du được biết đến là Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” 

Nguyễn Du, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1765 (Ất Dậu) trong một gia đình có nhiều đời và nhiều người làm quan to dưới triều Lê, Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng 15 năm. Mẹ là Trần Thị Tần, một người phụ nữ Kinh Bắc có tài xướng ca. Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh, nhân kiệt, hiếu học và trọng tài. Gia đình Nguyễn Du có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.

Cuộc đời của ông gặp nhiều biến cố.  Thời thơ ấu, Nguyễn Du sống trong nhung lụa. Lên 10 tuổi lần lượt mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp những sóng gió trong cơn quốc biến ba đào: sống nhờ Nguyễn Khản (anh cùng cha khác mẹ làm Thừa tướng phủ chúa Trịnh) thì Nguyễn Khản bị giam, bị Kiêu binh phá nhà phải chạy trốn. Năm 19 tuổi, Nguyễn Du thi đỗ tam trường rồi làm một chức quan ở tận Thái Nguyên. Chẳng bao lâu nhà Lê sụp đổ (1789) Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái Bình rồi vợ mất, ông lại về quê cha, có lúc lên Bắc Ninh quê mẹ, nhiều nhất là thời gian ông sống không nhà ở kinh thành Thăng Long. Hơn mười năm chìm nổi long đong ngoài đất Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi nhân dân và thấm thìa biết bao nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt là người dân lao động, phụ nữ, trẻ em, cầm ca, ăn mày... những con người “dưới đáy” xã hội. Chính nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời đã hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du - nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.  Miễn cưỡng trước lời mời của nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan. Năm 1813 được thăng chức Học sĩ điện cần Chánh và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820, ông lại được cử đi lần thứ hai nhưng chưa kịp đi thì mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18-9-1820).

Từ những bi kịch của đời ông nhưng chính điều đó lại khiến tác phẩm của ông chứa đựng chiều sâu chưa từng có trong thơ văn Việt Nam.  Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục, tổng cộng 250 bài thơ Nôm, Nguyễn Du có kiệt tác Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) và một số sáng tác đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; về Thác lèn trai phường nón. Đặc biệt tác phẩm Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du, được chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết "Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, lưu truyền những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo suốt hàng ngàn năm.

Những sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ thượng thừa, điêu luyện, đạt đến trình độ bậc thầy của những tài năng kiệt xuất. Ngôn ngữ văn chương đặc biệt là tiếng Việt đạt đến trình độ nhuần nhuyễn hiện tực và trữ tình đặc biệt là biểu hiện sâu sắc đời sống nội tâm con người, Đó là những thứ ngôn ngữ được kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, tạo nên sắc thái biểu cảm phong phú. Nguyễn Du còn thẳng định được tài năng khắc họa tâm lí nhân vật. Thế giới nội tâm con người vốn phức tạp có được khám phá trọn vẹn và có chiều sâu qua những vần thơ của Nguyễn Du. Có thể nói thơ của Nguyễn Du đã đạt được những trình độ mẫu mực của nghệ thuật cổ điển. Từ tài năng nghệ thuật đó, Nguyễn Du đã tái hiện lại hiện thực xã hội, vạch trần bộ mặt của một xã hội coi trong đồng tiền, một xã hội phong kiến thối rữa mà ở đó con người đặc biệt những người tài hoa hay những người phụ nữ đều không có quyền không có tiếng nói sống một xã hội bị chà đạp đối xử bất công. Từ những giá trị hiện thực đó là những giá trị nhân đạo của Nguyễn Du là cảm thông cho những con người ấy, là xót thương cho những con người có số phận bất hạnh: 

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Nguyễn Du nổi bậc giữa bầu trời văn chương như một ngôi sao rực rỡ với ánh sáng lạ thường. Có hể nói, ông đã đem đến cho nền văn học thế kỉ 18 và nền văn học dân tộc những tiếng nói thấm đẫm tình người, mở ra cái nhìn mới cho tất cả, mở cửa hàng triêu trái tim con người. Trải qua hàng trăm năm , những cái tên Nguyễn Du vẫn là cái tên người đời không khỏi cảm phục vì các tài cái đức xót thương cho mọi kiếp người của ông.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ngữ văn 10 tập 2, soạn bài Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh , Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh ngữ văn 10 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net