Soạn văn 10 ngắn nhất bài: Nỗi thương mình

Soạn bài: “Nỗi thương mình” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Nỗi thương mình” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Bài tập 1: trang 108 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Theo anh chị đoạn trích có thể chia thành mấy đoạn nhỏ? Cho biết nội dung của mỗi đoạn

Bài tập 2: trang 108 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?

Bài tập 3: trang 108 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Cho biết những dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng trong đoạn trích và giá trị nghệ thuật của chúng.

Bài tập 4: trang 108 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Nỗi ”thương mình " của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại?

Bài tập 5: trang 108 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. Trong cuộc tái ngộ Kim Trọng nói với Kiều: ”Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều ) của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du để thấy được số phận và ý thức về nhân cách của Kiều khi phải sống cuộc đời nhơ nhớp chốn lầu xanh.

II. Soạn bài siêu ngắn: Nỗi thương mình

Bài tập 1: Đoạn trích chia làm 3 đoạn nhỏ:

  • Đoạn 1 (bốn câu đầu): Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều.
  • Đoạn 2 (tám câu tiếp theo): Thái độ, tâm trạng và nỗi niềm của Thuý Kiều trước cảnh sống lầu xanh. 
  • Đoạn 3 (tám câu còn lại): Cảnh vật diễn tả nỗi cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.

Bài tập 2: Ý nghĩa của bút pháp ước lệ:

  • Tạo ra một cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình cụ thể qua chi tiết, hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
  • Bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thựcqua  việc miêu tả cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh.
  • Chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.

Bài tập 3: Cho biết những dạng thức đối xứng:

  • Đối xứng trong 4 chữ: bướm lả - ong lơi ; lá gió – cành chim; dày gió - dạn sương; bướm chán - ong chường; mưa Sở - mây Tần; gió tựa - hoa kề  

=>góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bang của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.

  • Các tiểu đối: Khi tỉnh rượu - lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trăng thâu

=>  nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.

  • Đối xứng giữa 2 câu lục bát:  Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường: đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm và hiện tại đầy nghiệt ngã hay "Mặt sao .../ ... ong chường bấy thân: nhấn mạnh có ý so sánh: nỗi đau về sự nhuốc nhơ của thân thể còn đau khỏ hơn là sự bẽ bang chua chat trên vẻ mặt.)

Bài tập 4: Nỗi ”thương mình " của nhân vật có ý nghĩa:

  • Góp phần vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại.
  • Làm nên giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, thể hiện cuộc sống những người phụ nữ thời xưa thường được giáo dục phải an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục 

=> Khi Thúy Kiều "Giật mình mình lại thương mình xót xa" đã bao hàm ý nghĩa thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

Bài tập 5: Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. 

  • Là một đoạn đời đầy bi kịch của Kiều. Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ => giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
  • Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nỗi thương mình 

 Giá trị nội dung:

  • Diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu.
  • Thúy Kiều là một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.

Giá trị nghệ thuật

  • Độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật đã khiến cho người đọc có thể đi sâu vào thế giới nội tâm để thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm nhận của Thúy Kiều.
  • Sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại để dựng nên một thực tại não nề, đau thương, nhơ nhớp của Kiều khi nàng bị ép phải tiếp khách. 

Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du để thấy được số phận và ý thức về nhân cách của Kiều khi phải sống cuộc đời nhơ nhớp chốn lầu xanh.

Bài tham khảo

Trong văn học Việt Nam,đặc biệt là với giai đoạn văn học trung đại, số phận người phụ nữ được rất nhiều tác giả đề cập đến: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ,... Nhưng xuất sắc nhất phải kể đến là Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét thân phận nhỏ bé, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những phân đoạn thể hiện sâu sắc nhất cuộc đời đau khổ của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh.

 Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lừa lọc nhưng lần nàng bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Đó là bước ngoặt khiến cuộc đời Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề, nhục nhã của Kiều trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Những ngày ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò khi nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan.

Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đi miêu tả cảnh ăn chơi trác táng ở chốn lầu xanh:

“Lầu xanh mới rủ trướng đào

Cành treo giá ngọc, càng cao phẩm người.

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”

Những cuộc say sưa, những trận cười, cảnh đưa rước,... tất cả những cuộc vui đó cứ kéo dài ra quanh năm suốt tháng. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với thủ pháp đối xứng, đan chéo để vừa thể hiện được một thực tế xót xa, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Thuý Kiều, qua đó thể hiện thái độ trân trọng đối với nhân vật của mình.Kiều bị đọa đầy, nhấn chìm trong chốn bùn nhơ không cất đầu lên được. Nhưng nỗi đau đớn của nàng, tâm sự thương mình của nàng, ý thức về nhân phẩm của nàng khiến ta chỉ càng thương nàng hơn, càng trân trọng nàng hơn.

Sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, Kiều bỗng “giật mình”, xót xa khi nghĩ đến thân phận của chính mình:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa.”

Vẫn không gian lầu xanh của Tú bà nhưng thời gian đã là “lúc tàn canh”- đêm khuya, thời khắc hiếm hoi, quí giá để con người mình được đối diện với lòng mình, trở về với con người thật của mình. Tỉnh rượu, tàn canh là lúc con người sống thật với lòng mình nhất, tự thức về những hành động của mình, ý thức về những điều chua chát, đắng cay của bản thân mình. Và một khi đã ý thức được những hành động của mình thì đó cũng là lúc nhân phẩm của con người trỗi dậy, là nhân phẩm, bản chất tốt đẹp của nàng Kiều. “Giật mình mình lại thương mìng xót xa”, ba chữ “mình” trong một câu thơ gợi ra tất cả sự cô độc của thân phận. “Giật mình” như một sự bàng hoàng, thảng thốt đau đớn. “Giật mình” vì thấy ghê tởm cho cảnh sống hiện tại. “Giật mình” cho chính bản thân, một thiếu nữ khuê các nay rơi vào cảnh “bướm chán ong chường”, tấm thân vàng ngọc giờ đành để khách làng chơi giày vò. Vì thế mà bốn chữ “mình lại thương mình” chìm xuống, giọng thơ đầy thấm thía cô đơn xót xa.

Bốn câu hỏi liên tiếp là nỗi niềm dằn vặt, tự đau, tự thương cự độ của “nỗi thương mình”:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Trong bốn câu chỉ có câu đầu nói về quá khứ êm đềm còn ba câu liên tiếp nói về thực tại phũ phàng. Điều đó gây ấn tượng về việc hiện tại đang đè nặng, chôn vùi quá khứ. Bốn từ “sao” lặp lại: “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” là những câu hỏi mang sắc thái cảm thán mạnh bộc lộ nỗi đau xót đến cùng cực trong nỗi đoạ đày ê chề. Lời thơ vừa tức tưởi vừa ai oán, vừa xa xót vừa nghẹn ngào.

Một lời than, sự ngạc nhiên, sự dằn vặt và ẩn đằng sau là nỗi tủi thân chua xót đến cùng cực mà trước đó là cuộc sống êm đềm hạnh phúc kẻ đón người đưa, tinh khôi, nõn nà, thơm tho…và bây giờ chỉ là một bông hoa tan tác, bị vùi dập giữa đường, bị ngắt khỏi cành bị lìa khỏi cội.

Một cuộc sống thật phũ phàng, một cuộc đời bi thảm với cảnh tượng giày vò mua đi bán lại:

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Ở đây không đơn thuần chỉ là sự so sánh. Hai từ sao đặt liền câu trước, câu sau tạo nên sự cách biệt, một nhân vật thành hai nhân vật, hai thân phận. Khi sao -giờ sao đây là hai khoảng thời gian cách biệt khác nhau cộng lại là nỗi chua xót đắng cay tủi thân đến vô bờ:

Mặt sao dày gió dạng sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

Biểu hiện tại dày gió dạn sương nỗi buồn chán tăng lên gấp bội. Nói đến mặt là nói đến tâm hồn, thế mà giờ đây mặt trơ trơ. Nàng nhớ đến hành vi đã qua cay đắng tủi nhục khôn cùng chỉ khi tâm hồn chết theo thì Kiều mới sống được ở chốn lầu xanh này mà chi có thể quên đi những gì êm đềm tốt đẹp trước đây, một thời trướng phủ màn che quên đi bản thân mình thì Kiều mới có thể tồn tại được trong xã hội này.

Như vậy sống trong cái xấu Kiều ý thức được cái xấu chứng tỏ lòng Kiều luôn hướng về cái tốt. Chạy trốn hiện thực không được Kiều đành lòng quay về với thực tại. Nguyễn Du miêu tả khung cảnh nơi Kiều sống:

“Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai”.

   Khung cảnh thiên nhiên nơi Kiều sống sang trọng tươi đẹp có đủ phong tuyết nguyệt hoa. Nơi Kiều sống có gió vi vu thổi có hoa đua nhau khoe sắc có trăng thu vằng vặc có tuyết giăng. Cảnh đẹp bốn mùa hội tụ nơi đây. Ở chốn thanh lâu còn có đủ các thú vui tao nhã như: Cầm kì thi họa. Các thú vui đó tô điểm cho bức tranh  thêm sống động. Nhìn bề ngoài cứ tưởng đây là chốn Bồng Lai tiên cảnh.  Tài của Nguyễn Du thể hiện ở việc dùng cảnh vật để diễn tả nội tâm của con người.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

   Kiều gần cái đẹp mà không thưởng thức được vẻ đẹp. Sống trong cuộc vui mà không tận hưởng được niềm vui vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm trạng con người chi phối cảnh vật. Bằng sự thông cảm, bằng tài năng kì diệu Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ rất hay diễn tả mối quan hệ giữa cảnh và tình.

Nỗi thương mình của Thuý Kiều có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Người phụ nữ xưa được giáo huấn theo tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, buông xuôi. Khi con người biết “Giật mình mình lại thương mình xót xa” thì không còn nhẫn nhục cam chịu nữa mà đã ý thức rất cao về phẩm giá và nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của bản thân.

Thông qua việc miêu tả đoạn trích Kiều tự thương mình Nguyễn Du đã đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm trạng của Kiều. Thiên nhiên với con người làm một, cảnh hòa với tình, Nguyễn Du có được thành công ấy là do tác giả đã vận dụng sự hiểu biết của mình về cuộc đời trong việc xây dựng, khám phá nội tâm nhân vật như nghệ thuật sử dụng từ ngữ một cách chính xác, lựa chọn, sáng tạo hình ảnh phù hợp với hoàn cảnh. Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với nhân vật đồng thời qua đó tác giả cũng lên án, phê phán xã hội một cách sâu sắc.

 

=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

Mở bài:

Giới thiệu “Truyện Kiều” và đoạn trích “Nỗi thương mình”.

Thân bài:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

  • Sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với thủ pháp đối xứng, đan chéo để vừa thể hiện được một thực tế xót xa, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Thuý Kiều

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "Những mình nào biết có xuân là gì"): tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong lầu xanh.

  • Sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, Kiều bỗng “giật mình”, xót xa khi nghĩ đến thân phận của chính mình.
  • Thời gian: “lúc tàn canh”- đêm khuya, thời khắc hiếm hoi, quí giá để con người mình được đối diện với lòng mình, trở về với con người thật của mình.
  • Bốn từ “sao” lặp lại: “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” là những câu hỏi mang sắc thái cảm thán mạnh bộc lộ nỗi đau xót đến cùng cực trong nỗi ê chề.

- Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.

  • Chạy trốn hiện thực không được Kiều đành lòng quay về với thực tại. Nguyễn Du miêu tả khung cảnh nơi Kiều sống như chốn Bồng Lai, nhưng vì người buồn nên cảnh cũng u sầu, héo úa.

Kết bài: Giá trị của đoạn trích.

III. Soạn bài ngắn nhất: Nỗi thương mình

Bài tập 1:  3 đoạn nhỏ:

  • Đoạn 1: 4 câu đầu

=>Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều.

  • Đoạn 2: 8 câu tiếp theo

=>Thái độ, tâm trạng và nỗi niềm của Thuý Kiều trước cảnh sống lầu xanh. 

  • Đoạn 3: 8 câu còn lại

=>Cảnh vật diễn tả nỗi cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.

Bài tập 2: Ý nghĩa  bút pháp ước lệ:

1. Tạo ra một cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.

2. Bút pháp ước lệ hiện ra một cách chân thực qua  việc miêu tả cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh.

3. Chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.

Bài tập 3: Dạng thức đối xứng:

1. Đối xứng trong 4 chữ: bướm lả - ong lơi ; lá gió – cành chim; dày gió - dạn sương; bướm chán - ong chường; mưa Sở - mây Tần; gió tựa - hoa kề  

=>nổi bật thân phận bẽ bang của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.

2. Các tiểu đối: Khi tỉnh rượu - lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm - bốn bề trăng thâu

=> nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.

3. Đối xứng giữa 2 câu lục bát:  Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

=>đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm và hiện tại đầy nghiệt ngã.

  • "Mặt sao .../ ... ong chường bấy thân

=>nhấn mạnh có ý so sánh: nỗi đau về sự nhuốc nhơ của thân thể còn đau khỏ hơn là sự bẽ bang chua chat trên vẻ mặt.

Bài tập 4: Nỗi ”thương mình " của nhân vật có ý nghĩa:

  • Góp phần vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại, thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

Bài tập 5: Đánh giá chung về tư tưởng. 

  • Là một đoạn đời đầy bi kịch của Kiều, Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ 

=> giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

  • Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng. 

=>Không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nỗi thương mình 

1.Nội dung: Diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu, một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.

2. Nghệ thuật: Độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật, Sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập.

 Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du để thấy được số phận và ý thức về nhân cách của Kiều khi phải sống cuộc đời nhơ nhớp chốn lầu xanh.

Bài tham khảo

Trong văn học Việt Nam,đặc biệt là với giai đoạn văn học trung đại, số phận người phụ nữ được rất nhiều tác giả đề cập đến: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ,... Nhưng xuất sắc nhất phải kể đến là Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét thân phận nhỏ bé, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những phân đoạn thể hiện sâu sắc nhất cuộc đời đau khổ của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh.

 Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lừa lọc nhưng lần nàng bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Đó là bước ngoặt khiến cuộc đời Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề, nhục nhã của Kiều trong vai trò kĩ nữ - gái làng chơi, đem tấm thân mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Những ngày ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò khi nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan.

Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đi miêu tả cảnh ăn chơi trác táng ở chốn lầu xanh:

“Lầu xanh mới rủ trướng đào

Cành treo giá ngọc, càng cao phẩm người.

Biết bao bướm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”

Những cuộc say sưa, những trận cười, cảnh đưa rước,... tất cả những cuộc vui đó cứ kéo dài ra quanh năm suốt tháng. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với thủ pháp đối xứng, đan chéo để vừa thể hiện được một thực tế xót xa, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Thuý Kiều, qua đó thể hiện thái độ trân trọng đối với nhân vật của mình.Kiều bị đọa đầy, nhấn chìm trong chốn bùn nhơ không cất đầu lên được. Nhưng nỗi đau đớn của nàng, tâm sự thương mình của nàng, ý thức về nhân phẩm của nàng khiến ta chỉ càng thương nàng hơn, càng trân trọng nàng hơn.

Sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, Kiều bỗng “giật mình”, xót xa khi nghĩ đến thân phận của chính mình:

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa.”

Vẫn không gian lầu xanh của Tú bà nhưng thời gian đã là “lúc tàn canh”- đêm khuya, thời khắc hiếm hoi, quí giá để con người mình được đối diện với lòng mình, trở về với con người thật của mình. Tỉnh rượu, tàn canh là lúc con người sống thật với lòng mình nhất, tự thức về những hành động của mình, ý thức về những điều chua chát, đắng cay của bản thân mình. Và một khi đã ý thức được những hành động của mình thì đó cũng là lúc nhân phẩm của con người trỗi dậy, là nhân phẩm, bản chất tốt đẹp của nàng Kiều. “Giật mình mình lại thương mìng xót xa”, ba chữ “mình” trong một câu thơ gợi ra tất cả sự cô độc của thân phận. “Giật mình” như một sự bàng hoàng, thảng thốt đau đớn. “Giật mình” vì thấy ghê tởm cho cảnh sống hiện tại. “Giật mình” cho chính bản thân, một thiếu nữ khuê các nay rơi vào cảnh “bướm chán ong chường”, tấm thân vàng ngọc giờ đành để khách làng chơi giày vò. Vì thế mà bốn chữ “mình lại thương mình” chìm xuống, giọng thơ đầy thấm thía cô đơn xót xa.

Bốn câu hỏi liên tiếp là nỗi niềm dằn vặt, tự đau, tự thương cự độ của “nỗi thương mình”:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Trong bốn câu chỉ có câu đầu nói về quá khứ êm đềm còn ba câu liên tiếp nói về thực tại phũ phàng. Điều đó gây ấn tượng về việc hiện tại đang đè nặng, chôn vùi quá khứ. Bốn từ “sao” lặp lại: “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” là những câu hỏi mang sắc thái cảm thán mạnh bộc lộ nỗi đau xót đến cùng cực trong nỗi đoạ đày ê chề. Lời thơ vừa tức tưởi vừa ai oán, vừa xa xót vừa nghẹn ngào.

Một lời than, sự ngạc nhiên, sự dằn vặt và ẩn đằng sau là nỗi tủi thân chua xót đến cùng cực mà trước đó là cuộc sống êm đềm hạnh phúc kẻ đón người đưa, tinh khôi, nõn nà, thơm tho…và bây giờ chỉ là một bông hoa tan tác, bị vùi dập giữa đường, bị ngắt khỏi cành bị lìa khỏi cội.

Một cuộc sống thật phũ phàng, một cuộc đời bi thảm với cảnh tượng giày vò mua đi bán lại:

Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

Ở đây không đơn thuần chỉ là sự so sánh. Hai từ sao đặt liền câu trước, câu sau tạo nên sự cách biệt, một nhân vật thành hai nhân vật, hai thân phận. Khi sao -giờ sao đây là hai khoảng thời gian cách biệt khác nhau cộng lại là nỗi chua xót đắng cay tủi thân đến vô bờ:

Mặt sao dày gió dạng sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.

Biểu hiện tại dày gió dạn sương nỗi buồn chán tăng lên gấp bội. Nói đến mặt là nói đến tâm hồn, thế mà giờ đây mặt trơ trơ. Nàng nhớ đến hành vi đã qua cay đắng tủi nhục khôn cùng chỉ khi tâm hồn chết theo thì Kiều mới sống được ở chốn lầu xanh này mà chi có thể quên đi những gì êm đềm tốt đẹp trước đây, một thời trướng phủ màn che quên đi bản thân mình thì Kiều mới có thể tồn tại được trong xã hội này.

Như vậy sống trong cái xấu Kiều ý thức được cái xấu chứng tỏ lòng Kiều luôn hướng về cái tốt. Chạy trốn hiện thực không được Kiều đành lòng quay về với thực tại. Nguyễn Du miêu tả khung cảnh nơi Kiều sống:

“Đòi phen gió tựa hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Đòi phen nét vẽ câu thơ

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai”.

   Khung cảnh thiên nhiên nơi Kiều sống sang trọng tươi đẹp có đủ phong tuyết nguyệt hoa. Nơi Kiều sống có gió vi vu thổi có hoa đua nhau khoe sắc có trăng thu vằng vặc có tuyết giăng. Cảnh đẹp bốn mùa hội tụ nơi đây. Ở chốn thanh lâu còn có đủ các thú vui tao nhã như: Cầm kì thi họa. Các thú vui đó tô điểm cho bức tranh  thêm sống động. Nhìn bề ngoài cứ tưởng đây là chốn Bồng Lai tiên cảnh.  Tài của Nguyễn Du thể hiện ở việc dùng cảnh vật để diễn tả nội tâm của con người.

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

   Kiều gần cái đẹp mà không thưởng thức được vẻ đẹp. Sống trong cuộc vui mà không tận hưởng được niềm vui vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm trạng con người chi phối cảnh vật. Bằng sự thông cảm, bằng tài năng kì diệu Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ rất hay diễn tả mối quan hệ giữa cảnh và tình.

Nỗi thương mình của Thuý Kiều có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Người phụ nữ xưa được giáo huấn theo tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, buông xuôi. Khi con người biết “Giật mình mình lại thương mình xót xa” thì không còn nhẫn nhục cam chịu nữa mà đã ý thức rất cao về phẩm giá và nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của bản thân.

Thông qua việc miêu tả đoạn trích Kiều tự thương mình Nguyễn Du đã đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm trạng của Kiều. Thiên nhiên với con người làm một, cảnh hòa với tình, Nguyễn Du có được thành công ấy là do tác giả đã vận dụng sự hiểu biết của mình về cuộc đời trong việc xây dựng, khám phá nội tâm nhân vật như nghệ thuật sử dụng từ ngữ một cách chính xác, lựa chọn, sáng tạo hình ảnh phù hợp với hoàn cảnh. Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với nhân vật đồng thời qua đó tác giả cũng lên án, phê phán xã hội một cách sâu sắc.

IV. Soạn bài cực ngắn: Nỗi thương mình

Bài tập 1:  3 đoạn nhỏ:

1. 4 câu đầu (Tình cảnh trớ trêu của Thuý Kiều.)

2. 8 câu tiếp theo (Thái độ, tâm trạng và nỗi niềm của Thuý Kiều trước cảnh sống lầu xanh.)

3. 8 câu còn lại. (Cảnh vật diễn tả nỗi cô đơn, đau khổ của Thuý Kiều.)

Bài tập 2: Ý nghĩa: Tạo ra cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Bút pháp ước lệ hiện ra một cách chân thực qua  việc miêu tả cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh. Chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp.

Bài tập 3: Dạng thức đối xứng:

1. Đối xứng trong 4 chữ =>nổi bật thân phận bẽ bang của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.

4. Các tiểu đối => nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.

5. Đối xứng giữa 2 câu lục bát=>đối lập gay gắt giữa quá khứ êm đềm và hiện tại đầy nghiệt ngã. Hoặc "Mặt sao .../ ... ong chường bấy thân” - nhấn mạnh có ý so sánh: nỗi đau về sự nhuốc nhơ của thân thể còn đau khỏ hơn là sự bẽ bang chua chat trên vẻ mặt.

Bài tập 4: Nỗi ”thương mình " của nhân vật có ý nghĩa: Góp phần vào một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người, thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình, tuy chưa bứt ra hẳn khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, nhân cách của bản thân mình.

Bài tập 5: Đánh giá chung về tư tưởng. 

1. Đoạn đời đầy bi kịch của Kiều, Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ => giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

2. Vì chữ "hiếu",  phải hi sinh cả sự trinh trắng. =>Không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá.

Giá trị nội dung và nghệ thuật Nỗi thương mình 

1. Nội dung:

- Tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. 

- Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu, một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.

2. Nghệ thuật: Độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật, Sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập.

 Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du để thấy được số phận và ý thức về nhân cách của Kiều khi phải sống cuộc đời nhơ nhớp chốn lầu xanh.

Dàn bài tham khảo

Mở bài:

Giới thiệu “Truyện Kiều” và đoạn trích “Nỗi thương mình”.

Thân bài:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

  • Sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với thủ pháp đối xứng, đan chéo để vừa thể hiện được một thực tế xót xa, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Thuý Kiều

- Đoạn 2 (tiếp theo đến "Những mình nào biết có xuân là gì"): tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống trong lầu xanh.

  • Sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, Kiều bỗng “giật mình”, xót xa khi nghĩ đến thân phận của chính mình.
  • Thời gian: “lúc tàn canh”- đêm khuya, thời khắc hiếm hoi, quí giá để con người mình được đối diện với lòng mình, trở về với con người thật của mình.
  • Bốn từ “sao” lặp lại: “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” là những câu hỏi mang sắc thái cảm thán mạnh bộc lộ nỗi đau xót đến cùng cực trong nỗi ê chề.

- Đoạn 3 (còn lại): Nguyễn Du dùng cảnh vật để diễn tả tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều.

  • Chạy trốn hiện thực không được Kiều đành lòng quay về với thực tại. Nguyễn Du miêu tả khung cảnh nơi Kiều sống như chốn Bồng Lai, nhưng vì người buồn nên cảnh cũng u sầu, héo úa.

Kết bài: Giá trị của đoạn trích.

 

Tìm kiếm google: soạn bài Nỗi thương mình , Nỗi thương mình ngữ văn 10 tập 2, soạn bài Nỗi thương mình ngữ văn 10 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com