Soạn văn 10 ngắn nhất bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Soạn bài: “Tóm tắt văn bản thuyết minh” - ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Tóm tắt văn bản thuyết minh” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Bài tập 1: trang 71 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Đọc phần Tiểu dẫn bài Thơ hai -cư của Ba- sô ( Ngữ văn 10 , tập 1) và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây

Ma-su-ô Ba-sô (Matsuo Basho, 1644-1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. Ông sinh ra ở U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô (nay là Tô-ki-ô), sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu). Mười năm cuối đời, Ba-sô làm những cuộc du hành dài đi hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư. Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka. Tác phẩm của Ba-sô: Du kí Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), và nổi tiếng nhất là Lối lên miền Ô-ku (1689),... Ngoài Ba-sô, ở Nhật Bản còn có nhiều nhà thơ hai-cư nổi tiếng khác nữa như: Y.Bu-sôn (1716-1783), K.ít-sa (1763-1827), M.Si-ki (1867-1902),... 

So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5-7-5 âm (chỉ có 7,8 chữ Nhật). Mỗi bài thơ hai-cư đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm, một suy tư nào đó. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua quy tắc sử dụng “quý ngữ” (từ chỉ mùa). Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Hai-cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hoá. Những hiện tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mùi hương,... đều có sự tương giao và chuyển hoá lẫn nhau, trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư có những nét rất riêng, rất cao và rất tinh tế: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng,... Về ngôn ngữ, hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết,... thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.

Yêu cầu:

a) Xác định đói tượng thuyết minh của văn bản

b) Tìm bố cục văn bản

c) Viết đoạn văn thuyết minh về thơ hai- cư

Bài tập 2: trang 73 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Đọc văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" (SGK) và thực hiện các yêu cầu:

ĐỀN NGỌC SƠN VÀ HỒN THƠ HÀ NỘI

Đền Ngọc Sơn ẩn dưới màu xanh cây lá, nằm ở phía đông bắc Hồ Gươm là một cụm di tích đặc sắc vừa thể hiện rất rõ tính chất hoà đồng, dung hợp giữa văn học ngoại nhập với văn hoá bản địa, giữa các yếu tố Nho – Phật – Đạo mà người Việt tiếp nhận từ bên ngoài lại vừa đẹp như một bài thơ trữ tình... 

Huyền thoại kể rằng: Xưa kia, vẻ đẹp quyến rũ nơi đây đã khiến các tiên nữ thường giáng trần tắm mát, dạo chơi, ngắm cảnh trên hồ và người trần đã dựng đền thờ các nàng trên mảnh đất này. 

Đến cuối đời Lê, chùa Ngọc Sơn được xây dựng làm nơi thờ Phật; từ thời Nguyễn, nơi đây mới chuyển thành đền thờ Thánh như hiện nay.

Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu) – nhà nho, nhà văn hoá lớn của Hà Nội đã đứng ra sửa sang lại toàn bộ cảnh quan khu vực đền Ngọc Sơn và để lại nhiều di bút bất hủ nơi đây.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn là một hệ thống liên hoàn ẩn chứa dấu ấn cả ba hệ tư tưởng – tôn giáo: Nho, Phật, Đạo hoà quyện với nhau thật tự nhiên và thể hiện dưới những hình tượng kiến trúc vừa chân thật vừa huyền ảo.

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên – một biểu tượng của trí tuệ văn hoá. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh cao vút, trên mình tháp là ba chữ son tả thanh thiên (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh, hai bên lôi đi có đắp nổi hình cá hoá rồng và hổ vươn mình – hình ảnh “Cửa Rồng”, “Bảng Hổ” – tượng trưng cho việc thi cử, đỗ đạt của Nho học ngày xưa; đồng thời đây cũng là môtíp quen thuộc của Đạo Giáo. Đạo Giáo tôn Lão Tử làm Giáo chủ bởi ông là một con người đạo cao, đức trọng khiến rồng và hổ cũng phải quy phục. Với những hình tượng trên, lối đi này dẫn tới cổng Đài Nghiên...

Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng này là hình tượng “cái đài” đỡ nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên ruộng chữ” – cái tầm mắt chật hẹp của người ta như “ếch ngồi đáy giếng” sẽ được mở mang, hiểu nhiều, biết rộng nhờ sự học hành... Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc (nơi đọng ánh sáng ban mai) đỏ thắm cong cong nối sang Đảo Ngọc, tới cửa vòm thứ ba có cái tên gọi rất thơ, rất gợi cảm “Đắc Nguyệt Lâu” (lầu được trăng), đó cũng chính là cổng đền. Hai bên, phía dưới lầu này là hình Long Mã và Rùa Thần đắp nổi. Sau cổng tam quan với “Đắc Nguyệt Lâu” là một vùng cây lá tươi xanh. Đó chính là Đảo Ngọc – nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước...

Nhìn từ ngoài vào, Tháp Bút – Đài Nghiên thể hiện tinh thần của Đạo Nho; trong điện chính lại thờ các vị thần của Đạo Giáo, song các vị này đều liên quan đến việc học hành, khoa cử, đỗ đạt; ba vị thờ nơi hậu điện (Quan Đế tức Quan Vân Trường, Táo Quân, Đức Thánh Trần) không chỉ thể hiện tinh thần của Đạo Giáo mà còn là sự đề cao những con người trung nghĩa, không phân biệt dân tộc, đẳng cấp và lồng vào đó là cả lòng tự hào dân tộc với sự tôn vinh Đức Thánh Trần. Sau nữa phải kể đến Phật A Di Đà được phối thờ ở hậu cung theo mô hình tiền Thánh hậu Phật thường gặp trong nhiều ngôi đền ở Việt Nam. Đó chính là một tổng thể kiến trúc vừa mang dấu ấn tâm linh vừa hiển hiện một tâm hồn yêu cái đẹp và cái thiện...

Với cầu Thê Húc, với Đắc Nguyệt Lâu, nơi đây ngưng tụ cả ánh sáng của Đât-Trời, của Âm-Dương hoà hợp... Ẩn mình dưới những vòm cây lá tươi xanh, soi bóng trên mặt nước hồ lung linh huyền ảo, đền Ngọc Sơn đẹp như một bức tranh thuỷ mặc, một bài thơ trữ tình, gợi nguồn cảm hứng thi ca không bao giờ cạn của những tâm hồn thơ Hà Nội.

(Theo Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, tháng 11-2005)

a. Xác định văn bản thuyết minh vấn đề gì? So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?

b. Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

II. Soạn bài siêu ngắn: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Bài tập 1: 

a) Đối tượng: tiểu sử, sự nghiệp nhà sư Ma-su- ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư, một thể thơ đặc sắc, độc đáo của Nhật Bản.

b) Bố cục:

  • Phần 1 (Từ đầu đến M.Si.Ki (1867 - 1902)): Sơ lược tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
  • Phần  2 (Còn lại): Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Thơ hai-kư.

c) Viết đoạn văn

Điều khác biệt ở thơ hai-cư là có số từ vào loại ngắn nhất, chỉ có 17 âm tiết, ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai cư về ngôn ngữ không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương đông, từ đó trở thành một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Bài tập 2: 

a) Vấn đề thuyết minh: về vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn.

So sánh: Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội tạo nên sự khác biệt đó là : vừa thuyết minh kiến trúc của đền Ngọc Sơn vừa ca ngợi nét đẹp, thơ mộng của danh thắng ấy.

b) Viết đoạn văn

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên "(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước. Tháp Bút, Đài Nghiên thể hiện tinh thần Đạo Nho, không những thế mang dấu ấn tâm linh vừa thể hiện một tâm hồn yêu cái đẹp và cái thiện của nhân dân ta.

III.Soạn bài ngắn nhất: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Bài tập 1: 

a) Đối tượng:

- Tiểu sử.

- Sự nghiệp nhà sư Ma-su- ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư.

- Một thể thơ đặc sắc, độc đáo của Nhật Bản.

b) Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu … M.Si.Ki (1867 - 1902)

=> Sơ lược tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.

  • Phần  2: Còn lại

=>Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Thơ hai-kư.

c) Viết đoạn văn

Điều khác biệt ở thơ hai-cư là có số từ vào loại ngắn nhất, chỉ có 17 âm tiết, ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai cư về ngôn ngữ không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương đông, từ đó trở thành một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Bài tập 2: 

a) Vấn đề: 

- Vẻ đẹp văn hóa.

- Lịch sử của một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn.

Khác biệt: Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội: vừa thuyết minh kiến trúc của đền Ngọc Sơn vừa ca ngợi nét đẹp, thơ mộng của danh thắng ấy.

b) Viết đoạn văn

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên "(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước. Tháp Bút, Đài Nghiên thể hiện tinh thần Đạo Nho, không những thế mang dấu ấn tâm linh vừa thể hiện một tâm hồn yêu cái đẹp và cái thiện của nhân dân ta.

IV. Soạn bài cực ngắn: Tóm tắt văn bản thuyết minh

Bài tập 1: 

a) Đối tượng: Tiểu sử, Sự nghiệp nhà sư Ma-su- ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ hai-cư, Một thể thơ đặc sắc, độc đáo của Nhật Bản.

b) Bố cục:

1. Từ đầu … M.Si.Ki (1867 - 1902) => Sơ lược tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.

2. Còn lại =>Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Thơ hai-kư.

c) Đoạn văn

Điều khác biệt ở thơ hai-cư là có số từ vào loại ngắn nhất, chỉ có 17 âm tiết, ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm - 7 âm - 5 âm. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đế khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai cư về ngôn ngữ không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng những nét chấm phá, chừa ra rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương đông, từ đó trở thành một đóng góp rất lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

Bài tập 2: 

b) Vấn đề: Vẻ đẹp văn hóa, Lịch sử của một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn.

Khác biệt =>  Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội: vừa thuyết minh kiến trúc của đền Ngọc Sơn vừa ca ngợi nét đẹp, thơ mộng của danh thắng ấy.

b) Đoạn văn

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước. Tháp Bút, Đài Nghiên thể hiện tinh thần Đạo Nho, không những thế mang dấu ấn tâm linh vừa thể hiện một tâm hồn yêu cái đẹp và cái thiện của nhân dân ta.

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh, Tóm tắt văn bản thuyết minh ngữ văn 10 tập 2, soạn bài siêu ngắn Tóm tắt văn bản thuyết minh ngữ văn 10 tập 2.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net