[toc:ul]
Bài tập 1: trang 96 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Anh( chị) có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào?
Bài tập 2: trang 96 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng
Bài tập 1: Nhận xét cuộc đời của Nguyễn Du:
Sinh ra trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Ông được chứng kiến bão táo của các phong trào khởi nghĩa nhân dân nên ông cảm nhận được không khí của thời đại, cảnh nhân dân lầm than, đau đớn trong chiến tranh. Dù họ là ai, thì cái chết cũng không thể tránh khỏi
Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm. Anh là Nguyễn Khản, đã từng làm tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, rất thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng.Ông được sống trong cảnh giàu sang, phú quý và thấy được sự thối nát, tham lam, xấu xa của cuộc đấu đá, tranh chấp, trụy lạc của chốn quan trường và bọn vua chúa, quan lại.
Quãng thời gian biến động, sống nhờ ở quê vợ, bôn ba gần 10 năm trên đất Bắc, sống trong cảnh nghèo nàn, túng quẫn. Thời gian này ông đi nhiều, tiếp xúc và tìm hiểu nhiều về văn hóa, phong tục và sống rất gần dân, đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ. Ông hiểu được nỗi thống khổ, lầm than của họ trước sự bất công của xã hội.
=> Tác động tới nhận thức, thế giới quan, quan niệm của Nguyễn Du để tạo nên một hồn thơ đau đáu với nỗi đau của con người, với con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”
Bài tập 2: Sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm
Đặc điểm chung:
Bài tập 1: Cuộc đời của Nguyễn Du:
- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống về văn học, sống trong cảnh giàu sang, phú quý và thấy được sự thối nát, tham lam, xấu xa của cuộc đấu đá, tranh chấp, trụy lạc của chốn quan trường và bọn vua chúa, quan lại.
- Sinh ra trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực. Ông chứng kiến bão táp của các phong trào khởi nghĩa nhân dân nên ông cảm nhận được không khí của thời đại, cảnh nhân dân lầm than, đau đớn trong chiến tranh. Dù họ là ai, thì cái chết cũng không thể tránh khỏi
- Thời gian biến động, sống nhờ ở quê vợ, bôn ba gần 10 năm trên đất Bắc, sống trong cảnh nghèo nàn, túng quẫn, tiếp xúc và tìm hiểu nhiều về văn hóa, phong tục và sống rất gần dân, đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ, hiểu được nỗi thống khổ, lầm than của họ trước sự bất công của xã hội.
=> Tác động tới nhận thức, thế giới quan, quan niệm của Nguyễn Du để tạo nên một hồn thơ đau đáu với nỗi đau của con người, với con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”
Bài tập 2: Sáng tác chính:
- Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục (Chữ Hán)
- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn (Chữ Nôm)
Đặc điểm:
- Điểm chung: thể hiện nhân cách, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ
- Giá trị nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người, sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ...
- Gía trị hiện thực: Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người, lên án xã hội,phong kiến đồng thời mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.
Bài tập 1: Cuộc đời Nguyễn Du => sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, có truyền thống về văn học và thấy được sự thối nát của chốn quan trường và bọn vua chúa, quan lại, sinh ra trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Ông chứng kiến bão táp của các phong trào khởi nghĩa nhân dân nên ông cảm nhận được không khí của thời đại, cảnh nhân dân lầm than, đau đớn trong chiến tranh. Thời gian biến động, sống nhờ ở quê vợ, bôn ba gần 10 năm trên đất Bắc, sống trong cảnh nghèo nàn, túng quẫn, tiếp xúc và tìm hiểu nhiều về văn hóa, phong tục và sống rất gần dân, những người dân lao động nghèo khổ, hiểu được nỗi thống khổ, lầm than của họ trước sự bất công của xã hội. => Tác động tới nhận thức, thế giới quan, quan niệm của Nguyễn Du để tạo nên một hồn thơ đau đáu với nỗi đau của con người, với con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”
Bài tập 2: Sáng tác chính: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục (Chữ Hán) . / Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn (Chữ Nôm)
1. Điểm chung => thể hiện nhân cách, tư tưởng, tình cảm của nhà thơ
2. Giá trị nhân đạo => đề cao giá trị nhân văn con người, sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất
3. hạnh, ...
4. Gía trị hiện thực: Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người, lên án xã hội,phong kiến đồng thời mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.