Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 17: Thế giới động vật quanh em (tiết 1)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint tự nhiên xã hội 3 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 17: Thế giới động vật quanh em (tiết 1). Giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 17: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT QUANH EM

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Bài hát nói về con vật gì? Kể tên một số loài vật mà em biết?

  • Bài hát nói về con ếch.
  • Bên cạnh đó còn có chim ri, cá rô phi, cá trê, cá rô, họa mi.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu bộ phận bên ngoài của con vật
  2. Tìm hiểu tên, chức năng của một số bộ phận ở con vật
  3. Liên hệ thực tế

1. Tìm hiểu bộ phận bên ngoài của con vật

Quan sát các động vật trong hình và hoàn thành bảng theo gợi ý:

  • Nêu nhận xét về các bộ phận bên ngoài của động vật mà em đã quan sát.
  • Các bộ phận bên ngoài của các loại động vật đều khác nhau để phù hợp và thích nghi với môi trường sống của chúng.

KẾT LUẬN

     Các loài động vật có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. 

  1. Tìm hiểu tên, chức năng của một số bộ phận ở con vật

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Quan sát các Hình 2-5 SGK tr.73 và trả lời câu hỏi:

  • Chỉ trên hình và nói về cơ quan di chuyển, lớp bao phủ của các con vật dưới đây.
  • Tên: con cá
  • Cơ quan di chuyển: Vây
  • Lớp bao phủ: vảy
  • Tên: con thằn lằn
  • Cơ quan di chuyển: chân
  • Lớp bao phủ: vảy
  • Tên: con chim
  • Cơ quan di chuyển: cánh
  • Lớp bao phủ: lông vũ
  • Tên: con chó
  • Cơ quan di chuyển: chân
  • Lớp bao phủ: lông mao

KẾT LUẬN

     Lớp bao phủ bên ngoài của động vật có chức năng che chở, giữ nhiệt độ cho cơ thể. Đối với một số động vật, lớp động vật còn chức năng chống thấm nước, ngụy trang.

  1. Liên hệ thực tế

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Nhận xét và so sánh về lớp bao phủ, cơ quan di chuyển của các con vật mà em biết.

  1. Liên hệ thực tế

Tên: con mèo

  • Cơ quan di chuyển: chân
  • Lớp bao phủ: lông mao

Tên: chim ưng

  • Cơ quan di chuyển: cánh
  • Lớp bao phủ: lông vũ

Tên: cá chép

  • Cơ quan di chuyển: vây
  • Lớp bao phủ: vảy

Tên: con hổ

  • Cơ quan di chuyển: chân
  • Lớp bao phủ: lông mao

Em mở tranh, ảnh về động vật đã chuẩn bị trước tiết học.

  • Em nhìn thấy các con vật này ở đâu?
  • Chúng di chuyển bằng cơ quan nào?
  • Chức năng của lớp bao phủ bên ngoài con vật ấy là gì?

KẾT LUẬN

  • Động vật có lớp bao phủ bên ngoài như vảy, lông vũ, lông mao,...giúp bảo vệ cho cơ thể.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Vảy

Lông vũ

Lông mao

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  1. Sưu tầm tranh ảnh các loài động vật
  2. Quan sát trực tiếp cách di chuyển một số động vật và chụp lại, giới thiệu với các bạn
  3. Đọc và chuẩn bị nội dung cho tiết 2

TIẾT 2

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp tham gia chơi trò chơi “Con gì?”.

Thân em nửa chuột nửa chim

Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay

Trời cho tai mắt giỏi thay

Tối đen tối mịt cứ bay vù vù

(Là con gì?)

  • Con dơi

Con gì đuôi ngắn tai dài

Mắt hồng lông mượt

Có tài chạy nhanh

(Là con gì?)

  • Con thỏ

Con gì bốn vó

Ngực nở bụng thon

Rung rinh chiếc bờm

Phi nhanh như gió?

(Là con gì?)

  • Con ngựa

Chân vịt thịt gà da trâu đầu rắn

Biết cắn mà chẳng biết kêu

(Là con gì?)

  • Con ba ba

Con gì không chân mà leo núi?

(Là con gì?)

  • Con rắn

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Phân loại động vật theo đặc điểm của cơ quan di chuyển
  2. Trưng bày tranh, ảnh về động vật

1. Phân loại động vật theo đặc điểm của cơ quan di chuyển

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 6-15 SGK tr.74 và thực hiện nhiệm vụ:

Xếp các động vật vào 3 nhóm sao cho phù hợp:

  • Động vật di chuyển bằng chân.
  • Động vật di chuyển bằng vây.
  • Động vật di chuyển bằng cánh.

Nhóm động vật di chuyển bằng chân: con bò, con sư tử, con thạch sùng, con kiến, con đà điểu, con vịt, con rùa biển.  

  • Nhóm động vật di chuyển bằng vây: con cá.
  • Nhóm động vật di chuyển bằng cánh: con chim đại bàng, con công.

Quan sát thêm video clip về cách di chuyển của động vật

KẾT LUẬN

     Các loại động vật di chuyển bằng hình thức đi, chạy, bò, bay, bơi,....dựa vào các cơ quan di chuyển phổ biến là chân, vây, cánh.

  1. Trưng bày tranh, ảnh về động vật

THẢO LUẬN NHÓM: Chia sẻ với nhau về bức tranh mình đã vẽ hoặc hình ảnh các loài động vật đã sưu tầm được.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Cơ quan di chuyển

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  1. Sưu tầm tranh ảnh các loài động vật
  2. Quan sát trực tiếp cách di chuyển một số động vật và chụp lại, giới thiệu với các bạn
  3. Đọc và chuẩn bị nội dung cho tiết 2

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 17: Thế giới động vật quanh em (tiết 1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử tự nhiên xã hội 3 CTST bài 17: Thế giới động vật quanh em, giáo án trình chiếu tự nhiên xã hội 3 chân trời bài 17: Thế giới động vật quanh em

Soạn mới giáo án trình chiếu tự nhiên và xã hội 3 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay