Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 26: Bốn phương trong không gian (tiết 2)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint tự nhiên xã hội 3 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 26: Bốn phương trong không gian (tiết 2). Giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

Chủ đề: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 26: BỐN PHƯƠNG TRONG KHÔNG GIAN

TIẾT 1

TRÒ CHƠI “TRUY TÌM ĐỒ VẬT”

Các em hãy nghe chỉ dẫn trong tờ giấy và tìm đồ vật đang bị ẩn giấu theo nhóm

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Xác định phương Mặt trời mọc và lặn
  2. Tìm hiểu cách xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt trời mọc
  3. Thực hành xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt trời mọc

1. Xác định phương Mặt trời mọc và lặn

Các em hãy xem các video sau và mô tả những gì em quan sát được.

Các em quan sát Hình 1, 2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

  • Mặt trời mọc ở phương nào? Lặn ở phương nào?
  • Em còn biết những phương nào khác?
  1. Tìm hiểu cách xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt trời mọc

Các em quan sát Hình 3, 4 SGK và thực hiện yêu cầu: Quan sát tư thế đứng của bạn Hòa vào buổi sáng, buổi chiều

THẢO LUẬN NHÓM

Các em quan sát Hình 3, 4 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

  • Tay phải của Hòa chỉ về phương nào? Tay trái của Hòa chỉ về phương nào?
  • Hai phương còn lại ở đâu so với vị trí của Hòa?
  • Nêu cách xác định bốn phương chính dựa vào phương Mặt Trời mọc và lặn
  • Khi đứng thẳng, hai tay em dang ngang:
  • Tay phải chỉ về phía Mặt trời mọc là phương đông.
  • Tay trái chỉ về phía Mặt trời lặn là phương tây.
  • Phía trước của em là phương bắc.
  • Phía sau là phương nam.
  • Cách xác định bốn phương chính dựa vào phương Mặt Trời mọc là:
  • Đứng thẳng, hai tay dang ngang.
  • Tay phải hướng về phía Mặt Trời mọc, tay phải chỉ phương đôn
  • Tay trái chỉ phương tây.
  • Trước mặt là phương bắc.
  • Sau lưng là phương nam.
  • Cách xác định bốn phương chính dựa vào phương Mặt Trời lặn là:
  • Đứng thẳng, hai tay dang ngang.
  • Tay trái hướng về phía Mặt Trời lặn, tay trái chỉ phương tây.
  • Tay phải chỉ phương đông.
  • Trước mặt là phương bắc.
  • Sau lưng là phương nam.
  1. Thực hành xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt trời mọc

Các nhóm quan sát Hình 5, 6 SGK và thực hiện theo yêu cầu

  • Một em đứng dang tay phải về phía Mặt trời (vào buổi sáng) hoặc dang tay trái về phía Mặt trời (vào buổi chiều).
  • Ba em còn lại trong nhóm chọn vị trí đứng sao cho đúng với bốn phương.

KẾT LUẬN

  • Theo quy ước, bốn phương chính trong không gian là phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc.
  • Mặt trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Em về nhà tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xác định các phương khi không thấy Mặt trời vào buổi tối hoặc ở trong phòng?

TIẾT 2

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Giới thiệu la bàn
  2. Thực hành sử dụng la bàn
  3. Xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn
  4. Xác định bốn phương trong không gian dựa vào phương Mặt trời mọc

1. Giới thiệu la bàn

Các nhóm quan sát Hình 7 SGK tr.112 và trả lời câu hỏi:

  • La bàn có các bộ phận nào? Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn?
  • La bàn dùng để làm gì?
  • Kim la bàn có mấy màu?
  • Nêu ý nghĩa của các chữ cái có trên mặt la bàn?

Kết luận

  • La bàn dùng để xác định phương hướng trong không gian.
  • Trên la bàn có các chữ cái N, S, E, W, lần lượt là phương bắc, nam, đông, tây.
  • Đầu đỏ của kim la bàn luôn chỉ phương bắc trong không gian.
  1. Thực hành sử dụng la bàn
  • La bàn giúp ta xác định được các phương chính trong không gian mà không cần biết phương Mặt trời mọc.
  1. Xác định bốn phương chính trong không gian bằng la bàn
  • Địa điểm: Trong lớp học
  • Cách thực hiện:
  • Đặt la bàn trên bàn.
  • Xoay la bàn để đầu đỏ của kim la bàn và kí hiệu N trùng nhau.
  • Xác định bốn phương chính trong không gian theo hướng chỉ của kim la bàn
  • Cửa ra vào của lớp em nằm ở phương nào?
  • Bảng của lớp em được treo ở phương nào?

KẾT LUẬN: Chúng ta có thể xác định được bốn phương trong không gian bằng cách dùng la bàn.

TRÒ CHƠI “ĐÔNG, TÂY, NAM, BẮC”

Luật chơi:

  • Mỗi nhóm gồm 5 HS, một em cầm bảng Mặt Trời, mỗi em còn lại lần lượt cầm các bảng phương hướng.
  • HS cầm bảng Mặt Trời chọn một vị trí đứng. HS cầm bảng “phương đông” đứng bên cạnh Mặt trời và ba HS còn lại phải chọn vị trí đứng sao cho phù hợp với các phương bắc, phương tây, phương nam.

KẾT LUẬN

  • Chúng ta có thể xác định được bốn phương trong không gian dựa trên quan sát phương Mặt trời mọc và lặn hoặc la bàn.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

  • Phương đông
  • Phương tây
  • Phương nam
  • Phương bắc
  • La bàn
  • Không gian

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

Em về nhà tìm hiểu, sưu tầm thông tin, tranh ảnh về hình dạng quả địa cầu.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 26: Bốn phương trong không gian (tiết 2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử tự nhiên xã hội 3 CTST bài 26: Bốn phương trong không gian (tiết, giáo án trình chiếu tự nhiên xã hội 3 chân trời bài 26: Bốn phương trong không gian (tiết

Soạn mới giáo án trình chiếu tự nhiên và xã hội 3 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay