Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 2)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint tự nhiên xã hội 3 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 2). Giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 3:

PHÒNG TRÁNH HỎA HOẠN KHI Ở NHÀ

Tiết 1

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp cùng nghe và hát theo bài hát:

Xe cứu hỏa

Khi có hỏa hoạn xảy ra, em sẽ gọi số điện thoại nào?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Nguyên nhân dẫn đến cháy nhà
  • Thiệt hại do hỏa hoạn gây ra
  • Điều tra những chất, vật dụng có thể gây chạy
  • Chia sẻ với bạn về những việc cần làm để phòng cháy khi ở nhà
  1. Nguyên nhân dẫn đến cháy nhà

HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.16, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
  • Nêu những nguyên có thể gây cháy nhà.
  • Tranh 1: hai anh em đang nghịch bật lửa (quẹt ga), lửa có thể cháy bén vào ghế sô pha gây cháy.
  • Tranh 2: : bố để quyển sách, chai cồn gần bếp gas đang nấu. Nếu không cẩn thận thì lửa bén vào sách hoặc chai cồn gây cháy nhà.

KẾT LUẬN

Cháy nhà có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:

  • Các thiết bị trong nhà bị chập điện.
  • Bình gas bị hở.
  • Các vật dễ cháy để gần bếp.
  1. Thiệt hại do hỏa hoạn gây ra
  • HS đọc thông tin bài báo ở Hình 3 SGK tr.17.
  • Nêu những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.
  • Nhiều người bị thương.
  • Thiêu cháy những tài sản có giá trị.

Một số hình ảnh, video về thiệt hại do hỏa hoạn gây ra:

KẾT LUẬN

Hỏa hoạn sẽ gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

  1. Điều tra những chất, vật dụng có thể gây cháy
  • HS điền vào phiếu điều tra những chất, vật dụng có thể gây cháy trong nhà của em:
  1. Chia sẻ với bạn về những việc cần làm để phòng cháy khi ở nhà
  • HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Chia sẻ những việc cần làm để phòng cháy khi ở nhà.

Những việc cần làm để phòng cháy khi ở nhà.

  • Tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà.
  • Tắt bếp và khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.
  • Không cắm nhiều thiết bị điện vào cùng một ổ điện.
  • Chú ý khi sử dụng bàn là.
  • Không bật bình nóng lạnh 24/24.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Về nhà, em hãy chia sẻ các nội dung trong Phiếu điều tra với người lớn trong gia đình.
  • Cùng người lớn trong gia đình thực hiện các việc làm để phòng tránh hỏa hoạn xảy ra ở nhà.
  • Đọc nội dung và chuẩn bị bài tiết 2.

Tiết 2

Cả lớp cùng chơi trò chơi:

KHỞI ĐỘNG

AI TINH MẮT

  • Chia lớp thành 4 nhóm. HS tinh mắt khoanh tròn vào các thứ có thể gây cháy trong nhà.
  • Nhóm nào khoanh tròn nhanh nhất và đúng nhất, nhóm đó sẽ giành chiến thắn

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Ứng xử trong tình huống có cháy
  2. Đóng vai xử lí tình huống
  3. Thực hành một số kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn

1.Ứng xử trong tình huống có cháy

HS quan sát các Hình 5a, 5b, 5c, 5d, 5e, 5g SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

  • Bố mẹ đi Vắng, An đang ngồi trong nhà đọc sách thì phát hiện rèm cửa trong phòng khách bị cháy. Theo em, An nên chọn những cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?

- An nên chọn những cách ứng xử như hình 5b và 5c:

  • Bởi vì chạy ra ngoài để hô hoán hoặc gọi 114 để nhận được sự giúp đỡ và đảm bảo an toàn tính mạng của mình.

KẾT LUẬN

Khi có cháy xảy ra, em nên bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi đám cháy an toàn, báo với người lớn trong nhà và gọi số điện thoại 114.

  1. Đóng vai xử lí tình huống

HS đọc 2 tình huống trong SGK tr.18:

  • Em đang chơi ở ngoài sân bỗng ngửi thấy có mùi khét từ trong nhà bay ra.
  • Vừa bước vào nhà, em nhìn thấy ổ cắm điện trên tường có ánh lửa lóe lên.
  • HS thảo luận theo 4 nhóm, cùng đóng vai và giải quyết các tình huống.

Tình huống 1 - Em đang chơi ở ngoài sân bông ngửi thấy có mùi khét từ trong nhà bay ra:

  • Em lập tức hô hoán, gọi người lớn đi kiểm tra nhanh các thiết bị điện hoặc phòng bếp của nhà mình.
  • Nếu phát hiện có đám cháy thì ngay lập tức rời khỏi khu vực có cháy và gọi cứu hỏa.

Tình huống 2 - Vừa bước vào nhà, em nhìn thấy ổ điện trên tường có ánh lửa tóe ra:

  • Em chạy ra ngoài hô hoán, gọi người lớn hoặc nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh.
  • Nếu tình hình nghiêm trọng, ngay lập tức gọi đội cứu hỏa 114.
  1. Thực hành một số kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn
  • HS quan sát Hình 6-10 SGK tr.19 và đọc kĩ các bước hướng dẫn:
  • HS thực hành:

KẾT LUẬN

Khi phát hiện có đám cháy, em cần phải bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm, hô to, gọi điện thoại đến số 114 để báo cháy, dùng khăn ướt che mũi, miệng và cúi thấp người hoặc bò sát mặt đất để thoát ra khỏi đám cháy.

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Về nhà, em chia sẻ với người thân và cùng thực hành cácbước thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra.
  • Ôn lại nội dung bài học.
  • Đọc và chuẩn bị bài 4: Giữ vệ sinh xung quanh nhà

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Hỏa hoạn

Thoát hiểm

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà (tiết 2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử tự nhiên xã hội 3 CTST bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở, giáo án trình chiếu tự nhiên xã hội 3 chân trời bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở

Soạn mới giáo án trình chiếu tự nhiên và xã hội 3 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay