Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 22: Cơ quan thần kinh (tiết 1)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint tự nhiên xã hội 3 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 22: Cơ quan thần kinh (tiết 1). Giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 22

CƠ QUAN THẦN KINH

TIẾT 1

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp tham gia chơi trò chơi “Chi chi, chành chành”

  • Em cảm thấy như thế nào sau khi tham gia trò chơi này?
  • Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Các bộ phận của cơ quan thần kinh
  2. Vị trí của não và tủy sống trong cơ thể
  3. Vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh

1. Các bộ phận của cơ quan thần kinh

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Quan sát Hình 1 SGK tr.96 và trả lời câu hỏi:

  • Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên Hình 1.

KẾT LUẬN

Cơ quan thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh.

  1. Vị trí của não và tủy sống trong cơ thể

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 2 SGK tr.97 và trả lời câu hỏi:

  • Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể.
  • Não và tủy sống được bảo vệ như thế nào?

KẾT LUẬN

Não được bảo vệ trong hộp sọ. Tủy sống được bảo vệ trong cột sống.

  1. Vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 31, 3b SGK tr.97 và vẽ sơ đồ cơ quan thần kinh theo các bước:

Vẽ hình người lên giấy.

Vẽ cơ quan thần kinh lên hình người.

Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?

Chúng được bảo vệ như thế nào?

  • Cơ quan thần kinh gồm não, tủy sống và các dây thần kinh.
  • Não được bảo vệ trong hộp sọ. Tủy sống được bảo vệ trong cột sống.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Cơ quan thần kinh

Não

Tủy sống

Dây thần kinh

Hộp sọ

Đốt sống

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà tiếp tục tìm hiểu thông tin về cấu tạo và hoạt động của cơ quan thần kinh thông qua sách, báo, internet,...
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài cho tiết 2.

TIẾT 2

KHỞI ĐỘNG

Lắng nghe và vỗ tay theo bài hát “Các bộ phận cơ thể”.

Em hãy kể tên các bộ phận của cơ thể được nhắc đến trong bài hát.

Các bộ phận của cơ thể được nhắc đến trong bài hát:

ngón chân, bàn chân, đầu gối, đầu, đùi, hông, bụng, ngực, môi, trái tim.

  • Để nhớ được các bộ phận cơ thể được nhắc đến trong bài hát, em cần làm gì?
  • Cơ quan nào đã điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em?
  • CƠ QUAN THẦN KINH

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống
  2. Tìm hiểu chức năng của não bộ
  3. Liên hệ
  4. Trò chơi “Ai nhớ nhanh hơn”

1. Tìm hiểu chức năng của tủy sống

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 4, 5 SGK tr.98 và thực hiện yêu cầu:

  • Nói với bạn về nội dung trong hình?
  • Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của mỗi bạn trong hình?
  • Bạn nam chạm tay vào cốc nước nóng nên tự động rụt tay lại.
  • Bạn nữ vấp phải hòn đá nên bất ngờ bị té ngã.

Tủy sống điều khiển phản ứng của mỗi bạn trong hình.

Em đọc thông tin mở rộng trong bóng mây.

KẾT LUẬN

Khi gặp một số tác động bất ngờ, cơ thể chúng ta sẽ tự động phản ứng lại. Các phản ứng như vậy gọi là phản xạ. Tủy sống điều khiển các phản xạ này của cơ thể.

  1. Tìm hiểu chức năng của não bộ

THẢO LUẬN NHÓM

Quan sát Hình 6a, 6b SGK tr.98 và thảo luận:

  • Nhận xét về suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống.
  • Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó.
  • Bạn trai đi bộ trên vỉa hè và vô tình dẫm phải vỏ hộp sữa. Bạn đã cúi xuống và tự hỏi: Sao ai lại vứt vỏ sữa ở đây thế nhỉ?
  • Bạn trai cúi xuống nhặt vỏ sữa và bỏ vào thùng rác gần đó.

KẾT LUẬN

  • Não bộ điều khiển suy nghĩ, cảm xúc cách ứng xử của chúng ta.
  • Nhờ các dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu từ các cơ quan, não tiếp nhận, xử lí các thông tin và đưa ra chỉ dẫn cho các bộ phận của cơ thể hoạt động.
  1. Liên hệ

Đọc đoạn đối thoại giữa 2 bạn trong Hình 7 và trả lời câu hỏi:

  • Bạn trai trong hình đã nói về hoạt động gì?
  • Có các bộ phận nào tham gia vào việc thực hiện hoạt động đó?

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Chia sẻ về một hoạt động em đã làm theo các gợi ý sau

  • Tên hoạt động.
  • Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động.
  • Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này.
  1. Tìm hiểu chức năng của não bộ

Khi nghe đọc truyện: tai nghe để truyền thông tin lên não, não chỉ dẫn để ghi nhớ thông tin câu chuyện.

Khi viết chính tả: tai nghe cô giáo đọc bài để truyền thông tin lên não, não ghi nhớ, chỉ dẫn và điều khiển tay để viết, mắt để nhìn.

  1. Trò chơi “Ai nhớ nhanh hơn”
  • Quan sát một bức tranh với nhiều đồ vật, con vật và ghi nhớ
  • Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã giúp các em chiến thắng trong trò chơi đó?

Não bộ của cơ quan thần kinh đã giúp các em chiến thắng trong trò chơi đó.

KẾT LUẬN

Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Trung ương thần kinh

Phản xạ

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà viết ra giấy tên những công việc, hoạt động mà bản thân thường làm trong một ngày.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài cho tiết 3.

TIẾT 3

KHỞI ĐỘNG

Cả lớp tham gia trò chơi “Đội nào khéo hơn”

LUẬT CHƠI

  • Các thành viên xếp thành một hàng ngang, miệng ngậm một chiếc thìa và truyền bóng cho nhau thả vào giỏ. Lưu ý, quá trình chơi không được sử dụng tay mà chỉ được sử dụng miệng.
  • Mỗi đội sẽ có thời gian 3 phút. Kết thúc trò chơi, đội nào đưa được số bóng về giỏ nhiều nhất và không vi phạm luật chơi sẽ là đội thắng cuộc.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tìm hiểu ảnh hưởng của tình cảm và các mối quan hệ gia đình, bạn bè đến trạng thái cảm xúc
  2. Tìm hiểu những việc làm chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh
  3. Liên hệ bản thân
  4. Xây dựng thời gian biểu cá nhân

1. Tìm hiểu ảnh hưởng của tình cảm và các mối quan hệ gia đình, bạn bè đến trạng thái cảm xúc

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Quan sát Hình 9, 10, 11 SGK tr.100 và trả lời câu hỏi

  • Nói về hoạt động của mọi người trong các hình sau.
  • Hoạt động đó có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.
  • Bố mẹ đang chơi đùa vui vẻ với các bạn.
  • Một bạn nam đang bắt nạt một bạn nữ, còn hai bạn khác thì không quan tâm.
  • Các bạn đang chơi trò chơi bịt mắt bắt dê.
  • Hoạt động ở hình 9 và hình 11 đều ảnh hưởng tốt đến trạng thái cảm xúc của mọi người.
  • Hoạt động ở hình 10 đang ảnh hưởng xấu đến bạn nữ bị bắt nạt.

Kể thêm một số việc làm với gia đình, bạn bè có ảnh hưởng tốt, xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người.

KẾT LUẬN

Sống lạc quan, vui vẻ, biết yêu thương, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác sẽ có lợi cho cơ quan thần kinh của em và mọi người xung quanh.

  1. Tìm hiểu những việc làm chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Em thi phân loại các hình theo hai cột “nên làm” và “không nên làm”

NÊN LÀM

KHÔNG NÊN LÀM

  • Tại sao nhóm em lại chọn nên làm (hoặc không nên làm) theo bạn trong hình?
  • Em hãy kể tên một số hoạt động nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan thần kinh.
  • Hình 12, hình 15 và hình 16: ảnh hưởng xấu đến cơ quan thần kinh bởi não bộ sẽ quá tải dẫn đến mệt mỏi và trí nhớ suy giảm.
  • Hình 13, hình 14 và hình 17: ảnh hưởng tốt đến cơ quan thần kinh bởi não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi và hoạt động tích cực nên giúp cơ quan thần kinh khỏe mạnh.
  • Những việc nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh:
  • Ngủ đủ giấc
  • Nghe nhạc thư giãn
  • Vui chơi cùng bạn bè
  • Không căng thẳng, lo âu, bồn chồn
  • Xem biểu diễn văn nghệ
  • Xem phim hài

KẾT LUẬN

Học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, sống vui vẻ và tránh những gây những việc tổn thương đến cơ quan thần kinh.

  1. Liên hệ bản thân

Em viết những việc em làm trong một ngày theo gợi ý sau:

  • Giờ em thức dậy.
  • Việc em thường làm vào buổi sáng.
  • Việc em thường làm vào buổi trưa.
  • Việc em thường làm vào buổi chiều.
  • Việc em thường làm vào buổi tối và trước khi đi ngủ.
  • Giờ đi ngủ.

Theo em những việc bàn thường làm trong một ngày như vậy đã hợp lí chưa? Vì sao?

  1. Xây dựng thời gian biểu cá nhân
  • Em ăn sáng lúc mấy giờ?
  • Em đi học và tan học vào thời gian nào?

Em hoàn thành thời gian biểu của mình

Việc sinh hoạt theo một thời gian biểu khoa học có ý nghĩa gì?

  • Giúp các bạn học sinh không cảm thấy áp lực, căng thẳng, giúp tinh thần luôn cảm thấy vui vẻ.

KẾT LUẬN

TỪ KHÓA CỦA BÀI HỌC

Trạng thái cảm xúc

Thời gian biểu

CỦNG CỐ, DẶN DÒ

  • Em về nhà thu thập thông tin trên sách, báo, internet hoặc hỏi bố, mẹ, người thân về một số chất và hoạt động có hại cho cơ quan thần kinh.
  • Đọc và chuẩn bị nội dung bài 23.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint TNXH 3 CTST bài 22: Cơ quan thần kinh (tiết 1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint tự nhiên xã hội 3 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử tự nhiên xã hội 3 CTST bài 22: Cơ quan thần kinh (tiết 1), giáo án trình chiếu tự nhiên xã hội 3 chân trời bài 22: Cơ quan thần kinh (tiết 1)

Soạn mới giáo án trình chiếu tự nhiên và xã hội 3 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay