[toc:ul]
- Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.
- Chúng sống ở khắp nơi trên Trái Đất. Động vật không xương sống đa dạng, gồm nhiêu ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…
1. Ngành ruột khoang
- Đặc điểm nhận biết của động vật ngành Ruột khoang: cơ thể đối xứng toả tròn.
- Vai trò:
+ Sử dụng làm thức ăn cho con người.
+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác
+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển
- Tác hại: Một số loài có độc tính gây tổn thương cho con người và động vật khi tiếp xúc.
2. Các ngành giun
- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
- Một số ngành giun:
+ Giun dẹp: cơ thể mềm và dẹp
+ Giun tròn: cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không cân đối
+ Giun đốt: cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên
- Các ngành giun đa dạng về hình dạng, kích thước và lối sống
- Vai trò của động vật ngành giun: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; làm đất tơi xốp…
- Một số bệnh của ngành giun: gây bệnh cho người và động vật
3. Ngành thân mềm
- Đặc điểm nhận biết: Cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số bên ngoài vỏ cứng
- Ví dụ: con sò, con trai, con ốc, con mực. con bạch tuộc, con hàu…
- Ngành thân mềm có số loài lớn, đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống
- Vai trò: Làm thức ăn cho con người, động vật; lọc sạch nước bẩn…
- Tác hại: Phá hoại cây trồng (như ốc sên).
4. Ngành chân khớp
- Đặc điểm nhận biết: Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động
- Chân khớp là ngành đa dạng nhất về số lượng loài
- Vai trò ngành chân khớp:
+ Làm thức ăn cho con người (tôm, cua…)
+ Thụ phấn cho cây trồng (ong mật…)
- Tác hại ngành chân khớp:
+ Làm hại cây trồng (châu chấu, cào cào…)
+ Lây truyền các nguy hiểm (ruồi, muỗi,…)