[toc:ul]
- Gồm:
+ Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
+ Trao đổi chất qua màng sinh chất.
- Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 mặt:
+ Đồng hóa: quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng.
+ Dị hóa: quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng.
- Quá trình trao đổi chất qua màng sinh chất là quá trình vận chuyển có chọn lọc các chất giữa tế bào và môi trường.
- Các hình thức trao đổi chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động và xuất, nhập bào.
1. Vận chuyển thụ động
- Là phương thức vận chuyển các chất dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao, đến nơi có nồng độ thấp.
- Không tiêu tốn năng lượng
- Có 2 cách vận chuyển các chất qua màng:
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit
+ Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng.
- Tốc độ vận chuyển các chất qua màng theo cơ chế thụ động phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ chất tan, số lượng kênh protein,...
- Dựa vào nồng độ chất tan của môi trường so với nồng độ chất tan trong tế bào, môi trường được chia thành 3 loại: nhược trương, ưu trương, đẳng trương.
2. Vận chuyển chủ động
- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều gradien nồng độ)
- Tiêu tốn năng lượng.
- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.
3. Xuất bào và nhập bào
1. Nhập bào
- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
- Gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…
Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn và đưa thức ăn vào trong tế bào, sau đó thức ăn sẽ được tiêu hóa nhờ các enzyme.
+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào
2. Xuất bào
- Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.