Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 19: Quá trình phân bào

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 19: Quá trình phân bào. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN (PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM)

1. Quá trình nguyên phân 

HĐ1. 

Quá trình nguyên phân gồm bốn kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

HĐ2. 

Sau một lần nguyên phân thì thu được hai tế bào từ một tế bào ban đầu

HĐ3. 

Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm kì đầu, kì giữa và kì sau.

HĐ4. 

Kì đầu 

Kì giữa

Kì sau 

Kì cuối 

Màng nhân tiêu biến. Hình thành thoi phân bào 

Thoi phân bào đính NST tại tâm động 

Tơ vô sắc kéo về hai cực tế bào 

Màng nhân xuất hiện. Phân chia tế bào chất 

Các NST kép dần co xoắn 

Các NST co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo 

NST kép tách nhau tại tâm động thành hai NST đơn về hai cực tế bào 

NST duỗi xoắn 

HĐ5. 

Điểm khác nhau ở quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật. 

- Tế bào động vật: Hình thành eo thắt từ ngoài vào trong để tách thành hai tế bào con. 

- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn từ trong ra ngoài để tách thành hai tế bào con.

Luyện tập 

 - Từ đầu kì đầu cho đến đầu kì sau, các nhiễm sắc thể ở trạng thái co xoắn để rút ngắn chiều dài của nhiễm sắc thể, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân li các nhiễm sắc thể về hai cực tế bào ở kì sau. 

- Ở đầu kì cuối cho đến khi kết thúc nguyên phân, các nhiễm sắc thể dãn xoắn để chuẩn bị cho quá trình tổng hợp các chất và nhân đôi ở chu kì tế bào tiếp theo.

2. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân 

HĐ6. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây:

Nguyên nhân làm tăng số lượng tế bào, cùng với sự sinh trưởng của tế bào giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ, làm phát sinh thêm cành nhánh cho cây, tham gia vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

3. Kết luận 

  • Nguyên nhân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu. Trong nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào.

  • Nguyên nhân gồm hai quá trình: quá trình phân chia nhân (Mitosis) và quá trình phân chia tế bào chất (Cytokinesis). Trong quá trình phân chia nhận, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được nhân đối và phân chia thành hai tế bào con giống hệt nhau. 

  • Nguyên phân đảm bảo ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào. 

  • Nguyên nhân giúp cơ thể sinh vật đa bào lớn lên và làm tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào.

II. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN (PHÂN BÀO GIẢM NHIỄM)

1. Quá trình giảm phân 

- Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm xảy ra trong quá trình hình htnafh giao tử. Tế bào con được tạo thành sau quá trình giảm phân có số lượng NST giảm đi một nửa 

- Giảm phân gồm hai lần phân bào liên tiếp. Trong đó, có sự biến đổi hình thái của NST qua các kì giảm phân 

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 19: Quá trình phân bào

- Sau khi kết thúc quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ (2n) tạo thành bốn tế bào con có số NST đơn (n) bằng một nửa số NST của tế bào mẹ. Các tế bào con sẽ phát triển, lớn lên và biến đổi để hình thành các giao tử 

2. Ý nghĩa của quá trình giảm phân 

Giảm phân đảm bảo giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n), thông qua thụ tinh bộ NST (2n) của loài được khôi phục.  

Luyện tập 

* Bảng so sánh số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên nhân và giảm phân.

- Gọi bộ nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n.

- Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân:

Các kì trong nguyên phân

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST

2n kép

2n kép

4n đơn

2n đơn

- Số lượng NST trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giảm phân: 

Các kì trong giảm phân I

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST

2n kép

2n kép

2n đơn

n đơn

Các kì trong giảm phân II

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Số NST

n kép

n kép

2n đơn

n đơn

3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân 

- Quá trình giảm phân có thể bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố như: các yếu tố vật lí và hoá học, chế độ ăn uống, yếu tố di truyền, hormone,... 

- Cần hạn chế những tác động tiêu cực đến quá trình giảm phân để đảm bảo khả năng sinh sản ở sinh vật.

4. So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân 

HĐ10. 

* Điểm gống nhau và khác nhau của hai quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân 

 

Nguyên phân

Giảm phân

Giống nhau

- Là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật. 

- Có quá trình nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể. 

- Có sự tham gia của thoi phân bào; có sự hình thành và tiêu biến của màng nhân và nhân con. 

- Có các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

Khác nhau

xảy ra ở tế bào sống, tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử

Xảy ra ở tế bào sinh dục trưởng thành

Có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể và một lần phân bào

Có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể và hai lần phân bào

Không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo

Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo

Tại kì giữa, các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Tại kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Tạo hơi tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên như tế bào mẹ.

Tạo bốn tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ

Tìm kiếm google: Giải sinh học 10 chân trời sáng tạo bài 19: Quá trình phân bào, giải sinh học 10 sách CTST, giải sinh học 10 CTST bài 19: Quá trình phân bào

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com