[toc:ul]
Một số câu hỏi mẫu cho từng tình huống:
STT | Nội dung vấn đề | Câu hỏi giả định |
1 | Các loại quả chín có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. | Chất nào trong quả chín có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào? |
2 | Gạo, bột mì,... được dùng làm nguyên liệu để tạo hồ tỉnh bột. | Có phải trong gạo, bột mì,... có chứa tỉnh bột? |
3 | Ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. | Chất nào trong thịt, có, trứng, sữa,... gây ra bệnh Gout? |
4 | Hạt lạc (đậu phộng) hoặc mè, đậu nành,... được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật. | Chất nào trong hạt lạc (đậu phông) hoặc mè, đậu nành,... được dùng để sản xuất dầu thực vật? |
5 | Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô. | Khi để lá tươi lâu ngày, có phải các chất chứa trong lá đã mất đi? |
6 | Các loại rau, củ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,... | Các loại rau, củ đã cung cấp những chất gì cho cơ thể? |
Gợi ý các giả thuyết và phương án chứng minh:
STT | Nội dung giả thuyết | Phương án kiểm chứng giả thuyết |
1 | Trong các loại quả chín có glucose. | Glucose có tính khử nên có thể dùng chết có tính oxi hoá để nhận biết. |
2 | Trong gạo, bột mì,… có chứa tinh bột. | Dùng iodine để kiểm tra sự có mặt của tinh bột. |
3 | Nếu ăn quá thừa protein sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh Gout. | Dùng CuSO4 để kiểm tra sự có mặt của protein. |
4 | Trong hạt lạc (đậu phông) hoặc mè, đậu nành,…có chứa lipid | Dùng Sudan III để kiểm tra sự có mặt của lipid. |
5 | Khi để lâu ngày, nước trong lá thoát ra làm lá bị khô. | Dùng tác nhân nhiệt độ để kiểm tra sự có mặt của nước. |
6 | Trong các loại rau, củ có chứa nhiều muối khoáng. | Sử dụng các chất hoá học cho phản ứng đặc trưng với các ion khoáng để kiểm tra sự có mặt của chúng. |
Phiếu kết quả thí nghiệm của các nhóm HS.
Các nhóm kết luận tính đúng/sai của giả thuyết dựa trên kết quả thí nghiệm.
Báo cáo thực hành của các nhóm theo nội dung GV hướng dẫn.