Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CHUẨN BỊ

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP, NUÔI CẤY VI KHUẨN

1. Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri  

- Bước 1: Dùng que cấy vòng đã thao tác vô trùng nhúng vào dịch mẫu để lấy các vi khuẩn muốn phân lập 

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

- Bước 2: Ria các đường trên đĩa petri có chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria liên tục, đốt khử trùng que cấy và làm nguội trước khi thực hiện thao tác tiếp theo 

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

- Bước 3: Lật ngược đĩa và ủ ở nhiệt độ, thời gian thích hợp trong tủ ấm. 

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

2. Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng  

- Bước 1: Vô trùng que cấy  

- Bước 2: Láy sinh khối ra khỏi ống dịch mẫu  

- Bước 3: Cấy giống vi khuẩn vào môi trường lỏng mới 

3. Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng 

Phương pháp này tiến hành tương tự như phương pháp cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng 

Lưu ý: ở bước 3: Cấy giống vi khuẩn vào môi trường lỏng mới: 

Trên bề mặt thạch nghiêng đặt nhẹ đầu que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy theo hình chữ chỉ lên đến đầu trên ống nghiệm. 

Ôn tập kiến thức sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

4. Kĩ thuật cấy trang  

Kĩ thuật cấy trang là kĩ thuật chuyển 0,1 mL dịch canh khuẩn lên trên bề mặt môi trường thạch trong đĩa petri bằng micropipette 

Bước 1. Vô trùng thanh gạt (que lấy trang)

Bước 2. Lấy vi sinh vật trong dịch mẫu bằng micropipette

Bước 3. Ủ vi sinh vật

5. Cấy giống từ môi trường lỏng bằng micropipette đầu rời    

Ưu điểm: 

Micropipette đầu rời cho phép thao tác chính xác với những dung tích nhỏ và tiện dụng khi thao tác trong môi trường vô trùng.

Yêu cầu kĩ thuật: 

• Khi sử dụng micropipette đầu rời để cấy chuyển dịch giống thì cần phải tiến hành trong không gian vô trùng của ngọn lửa đèn Còn trong tủ cấy. 

• Mỗi micropipette đầu rời đều có giới hạn dung tích thao tác cho phép nhất định nên cần chọn micropipette đầu rời thích hợp cho phạm vi thao tác. 

• Mỗi micropipette đầu rời có hai nấc: Nấc 1 sử dụng khi hút dung dịch; nấc 2 (vượt quá nấc 1) dùng để bơm dung dịch ra đầu típ 

Thao tác cấy vi khuẩn: 

  • Bước 1: Chuẩn bị micropipette.

  • Bước 2: Lấy vi khuẩn trong dịch mẫu 

  • Bước 3: Cấy vi khuẩn vào dịch mới  

Nguyên tắc đảm bảo kết quả tối ưu cho nuôi cấy vi sinh vật:

  • Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của mỗi loài vi khuẩn và duy trì ổn định nhiệt độ này. 

  • Độ ẩm tối ưu trong quá trình nuôi ủ và cần đảm bảo đủ lượng nước duy trì độ ẩm. 

Khí oxygen cần thiết đối với vi sinh vật hiếu khí nên môi trường nuôi cấy cần có độ dày vừa phải để oxygen không khí có thể thấm vào.

Tìm kiếm google: Giải sinh học 10 chân trời sáng tạo bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, giải sinh học 10 sách CTST, giải sinh học 10 CTST bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net