Giải vật lí 12 bài 8: Giao thoa sóng

Hướng dẫn giải bài tập, bài thực hành trong bài 8: Giao thoa sóng - sách giáo khoa vật lí 12. Tất cả các kiến thức lý thuyết và bài tập trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt vật lí 12 bài 8: Giao thoa sóng nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Hiện tượng giao thoa sóng: 

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn tăng cường lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn triệt tiêu nhau.

II. Vị trí các cực đại, cực tiểu:

1. Vị trí các cực đại:

Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nguyên lần bước sóng:

     d– d= k.λ ; (k = 0, ±1,±2,…)

Tập hợp các điểm dao động với biên độ cực đại tạo thành gợn lồi trên mặt nước. Với hai nguồn đồng pha (đồng bộ), tập hợp các điểm dao động với biên độ cực đại bao gồm đường trung trực của S1Svà các đường hypebol nhận S1, S2 làm tiêu điểm.

2. Vị trí các cực tiểu:

Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nửa nguyên lần bước sóng:

d– d=(k + $\frac{1}{2}$) .λ ; (k = 0, ±1,±2,...)

Tập hợp các điểm dao động với biên độ cực tiểu tạo thành gợn lõm trên mặt nước. Với hai nguồn đồng pha (đồng bộ), tập hợp các điểm dao động với biên độ cực tiểu bao gồm các đường hypebol nằm xen kẽ các gợn lồi.

III. Điều kiện để giao thoa. Sóng kết hợp

Muốn quan sát được vân giao thoa ổn định của hai sóng thì hai sóng đó phải là hai sóng kết hợp.

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số (hay chu kì) và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. Hài nguồn kết hợp có cùng pha gọi là hai nguồn đồng bộ.

Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp.

Giao thoa là một hiện tượng đặc trưng của sóng.

II. GIẢI BÀI TẬP

Giải câu 1: Hiện tượng giao thoa của hai sóng...

Hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì?

Bài giải:

Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn tăng cường lẫn nhau; có những điểm ở đó chúng luôn triệt tiêu nhau.

Giải câu 2: Nêu công thức xác định vị trí các...

Nêu công thức xác định vị trí các cực đại giao thoa.

Bài giải:

Các cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nguyên lần bước sóng:

d d= k.λ ; (k = 0, ±1,±2,)

Câu 3: Nêu công thức xác định vị trí các cực...

Nêu công thức xác định vị trí các cực tiểu giao thoa.

Bài giải:

Các cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nửa nguyên lần bước sóng:

d d= (k + $\frac{1}{2}$) .λ ; (k = 0, ±1,±2,...)

Giải câu 4: Nêu điều kiện giao thoa...

Nêu điều kiện giao thoa

Bài giải:

Điều kiện để có giao thoa:

Để có các vân giao thoa ổn định trên mặt nước thì 2 nguồn sóng cần phải:

  • Dao động  cùng phương, cùng tần số (chu kì).
  • Có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

(Hai nguồn kết hợp)

Giải câu 5: Hiên tượng giao thoa là hiện tượng...

Chọn câu trả lời đúng

Hiên tượng giao thoa là hiện tượng

A. giao nhau của hai sóng tại một điểm của môi trường.

B. tổng hợp của hai dao động.

C. tạo thành các gợn lồi, gợn lõm.

D. hai sóng, khi gặp nhau có những điểm chúng luôn luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Bài giải:

Chọn đáp án D

Giải thích: Dựa vào định nghĩa hiện tượng giao thoa sóng trong Bài 8: Giao thoa sóng, SGK Vật lí 12, (trang 42 - 45).

Giải câu 6: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có...

Chọn câu đúng.

Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có

A. cùng biên độ.

B. cùng tần số.

C. cùng pha ban đầu.

D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Bài giải:

Chọn đáp án D.

Giải thích: Theo định nghĩa hai nguồn kết hợp trong Bài 8: Giao thoa sóng, SGK Vật lí 12, (trang 42 - 45).

Giải câu 7: Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, tốc độ...

Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s, cần rung có tần số 40 Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2.

Bài giải:

Tóm tt:

Tđộ truyn sóng: v = 0,5 m/s

Tn s: f = 40 Hz

Xáđịnh khong cách gia hai đim cđại giao thoa trêđon S1S2?

Bài giải:

Bước sóng là: λ = $\frac{v}{f}$ = $\frac{0,5}{40}$ = 0,0125 (m)

Do: khoảng cách giữa 2 cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2 = khoảng cách giữa 2 cực tiểu giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2 = $\frac{\lambda }{2}$.           

$\Rightarrow $ Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa trên đoạn S1S2 là:

= $\frac{\lambda }{2}$ = $\frac{0,0125 }{2}$ = 0,00625 (m) = 0,625 (cm).

Giải câu 8: Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, khoảng cách...

Trong thí nghiệm ở Hình 8.1, khoảng cách giữa hai điểm S1, S2 là d = 11 cm. Cho cần rung, ta thấy hai điểm S1, S2 gần như đứng yên và giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Biết tần số rung là 26 Hz, hãy tính tốc độ truyền sóng.

Bài giải:

Tóm tắt:

S1S2 = 11 (cm)

S, S đứng yên

Giữa đoạn S1S2 có 10 điểm đứng yên khác

f = 26 Hz

Tính tốc độ truyền sóng v?

Bài giải

Gọi M là điểm bất kì thuộc đoạn S1S2

       Khoảng cách từ M đến S là d­, đến Slà d2.

Để tại M là cực tiểu giao thoa (đứng yên) thì hiệu đường truyền đến S1, Sphải thỏa mãn phương trình:

d– d= (k + $\frac{1}{2}$). λ

Mà M $\in$  S1S nên, ta có:

$ \left | d_{2} - d_{1} \right |$ $\leq $ S1S2

$ \Leftrightarrow $ - S1S$\leq $ d2 - d1 $\leq $ S1S2

$\Leftrightarrow $ - S1S$\leq $ (k + $\frac{1}{2}$) $\leq $ S1S2 (*)

Do tính đối xứng của điều kiện (*) và giữa đoạn S1S có 10 điểm đứng yên khác nên khi M $\equiv $ (hoặc S) thì

d– d= S1S(hoặc - S1S2) và k= $\pm $5

$\Rightarrow $ 11.10^{-2} = (5 + $\frac{1}{2}$).$\lambda$

$\Leftrightarrow $ 11.10^{-2} = 5,5.$\frac{v}{f}$

$\Leftrightarrow $ v = $\frac{11.10^{-2}.f}{5.5}$ = $\frac{11.10^{-2}.26}{5.5}$ = 0,52 (m)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Vật lí lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net