[toc:ul]
I. Cơ chế của phản ứng nhiệt hạch:
1. Phản ứng nhiệt hạch:
2. Điều kiện thực hiện:
II. Năng lượng nhiệt hạch:
III. Phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất:
Hãy tìm ra kết quả này dựa vào các số liệu cho bảng ở cuối sách.
$_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
Khối lượng tỏa ra khi tổng hợp 1 hạt nhân$\alpha$là:
mD = 2,01345u; mT = 3,0155u; mα = 4,0015u; mn = 1,00866u.
W = ( mD + mT - mα - mn ).c2 = ( 2,01345u + 3,0155u - 4,0015u - 1,00866u).c2
= 0,01879.c2 = 0,1879.1,66055.10-27.9.1016 = 0,2808.10-11J
=$\frac{0,2808.10^{-11}}{1,6.10^{-19}}eV$= 0,1755.108eV = 17,55MeV
Hãy nêu lên các điều kiện để phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra.
Điều kiện để phản ứng nhiệt hạch có thể xảy ra là :
So sánh ( định tính ) phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch về các đặc điểm;
a) nhiên liệu phản ứng;
b) điều kiện phản thực hiện;
c) năng lượng tỏa ra ứng với cùng một khối lượng nhiên liệu;
d) ô nhiễm môi trường.
Với phản ứng nhiệt hạch ta thấy :
a. Nhiên liệu cho phản ứng dồi dào, Deteri có sẵn trong thiên nhiên, tức dễ dàng điều chế.
b. Điều kiện thực hiện khó khăn hơn : nhiệt độ rất cao.
c. Năng lượng tỏa ra với cùng một khối lượng nhiên liệu thì lớn hơn : năng lượng tỏa ra khi tổng hợp 1g heli gấp 10 lần năng lượng tỏa ra khi phân hạch 1g Urani.
d. Ô nhiễm môi trường tái sản phẩm cuối cùng của phản ứng nhiệt hạch không có tính phóng xạ nên không gây ô nhiễm mỗi trường
Trên một số sao người ta tìm thấy các hạt nhân cacbon có vai trò xuất phát điểm của một chuỗi phản ứng tổng hợp ( được gọi là chu trình CNO ). Hãy hoàn chỉnh các phản ứng đó.
1.$_{6}^{12}\textrm{C}+?\rightarrow _{7}^{13}\textrm{N}$
2.$_{7}^{13}\textrm{N}\rightarrow _{6}^{13}\textrm{C}+?$
3.$_{6}^{13}\textrm{C}+?\rightarrow _{7}^{14}\textrm{N}$
4.$_{7}^{14}\textrm{N}+?\rightarrow _{8}^{15}\textrm{O}$
5.$_{8}^{15}\textrm{O}\rightarrow _{7}^{15}\textrm{N}+?$
6.$_{7}^{15}\textrm{N}+_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{6}^{12}\textrm{C}+?$
Gọi ? cần tìm là: $_{Z}^{A}\textrm{X}$
Định luật bảo toàn điện tích:
Z1 + Z2 = Z3 + Z4.
Định luật bảo toàn số nuclôn:
A1 + A2 = A3 + A4.
1.$_{6}^{12}\textrm{C}+?\rightarrow _{7}^{13}\textrm{N}$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số nuclon:
12 + A = 13 ⇒ A = 1
6 + Z = 7 ⇒ Z = 1
Vậy$_{Z}^{A}\textrm{X}$là$_{1}^{1}\textrm{H}$
2.$_{7}^{13}\textrm{N}\rightarrow _{6}^{13}\textrm{C}+?$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số nuclon:
13 = 13 + A ⇒ A = 0
7 = 6 + Z ⇒ Z = 1
Vậy$_{Z}^{A}\textrm{X}$là$_{1}^{0}\textrm{e}$
3.$_{6}^{13}\textrm{C}+?\rightarrow _{7}^{14}\textrm{N}$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số nuclon:
13 + A = 14 ⇒ A =1
6 + Z = 7 ⇒ Z = 1
Vậy$_{Z}^{A}\textrm{X}$là$_{1}^{1}\textrm{H}$
4.$_{7}^{14}\textrm{N}+?\rightarrow _{8}^{15}\textrm{O}$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số nuclon:
14 + A = 15 ⇒ A = 1
7 + Z =8 ⇒ Z = 1
Vậy$_{Z}^{A}\textrm{X}$là$_{1}^{1}\textrm{H}$
5.$_{8}^{15}\textrm{O}\rightarrow _{7}^{15}\textrm{N}+?$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số nuclon:
15 = 15 + A ⇒ A = 0
8 = 7 + Z ⇒ Z = 1
Vậy$_{Z}^{A}\textrm{X}$là$_{1}^{0}\textrm{e}$
6.$_{7}^{15}\textrm{N}+_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{6}^{12}\textrm{C}+?$
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số nuclon:
15 + 1 = 12 + A ⇒ A = 4
7 + 1 = 6 + Z ⇒ Z = 2
Vậy$_{Z}^{A}\textrm{X}$là$_{2}^{4}\textrm{He}$
Xét phản ứng
$_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
a) Xác định năng lượng tỏa ra bởi phản ứng đó ( tính ra MeV và ra J ).
b) Tính khối lượng đơteri cần thiết để có thể thu được năng lượng nhiệt hạch tương đương với năng lượng tỏa ra khi đốt 1 kg than.
Cho biết:
$_{1}^{2}\textrm{H}=2,0135u$
$_{2}^{3}\textrm{He}=3,0149u$
$_{0}^{1}\textrm{n}=1,0087u$
Năng lượng tỏa ra khi đốt 1kg than là 30 000kJ.
Xét phản ứng:
$_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}$
a) Năng lượng tỏa ra:
W = ( mH + mH - mHe - mn ).c2
= ( 2,0135u + 2,0135u - 3,0149u - 1,0087u).c2
= 3,4.10-3.u.c2 = 3,4.10-3.931,5MeV = 3,1671 MeV
= 3,1671.1,6.10-13J = 5,07.10-13(J)
b) Mỗi phản ứng cần 2 hạt$_{1}^{2}\textrm{H}$ và cho ra một hạt$_{2}^{3}\textrm{H}$
Đốt 1kg than cho 3.107J tương đương với năng lượng tỏa ra bởi N hạt$_{2}^{3}\textrm{H}$
N=$\frac{3.10^{7}}{5,07.10^{-13}}$=5,917.1019 hạt
Mỗi phản ứng cần 2 hạt$_{1}^{2}\textrm{H}$:
Khối lượng Dơteri tổng cộng phải cần đến là:
M=$\frac{(2N).A}{N_{A}}=\frac{2.5,917.10^{19}.2}{6,023.10^{23}}=3,93.10^{-4}g=3,93.10^{-7}kg$