[toc:ul]
Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết: a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?/ b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?/ c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?
Trả lời:
a. Nội dung thông tin:
- Hoàn cảnh lịch sử
- Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn
- Những đặc điểm cơ bản của các giai đoạn.
b. Văn bản đó thuộc ngành Khoa học Xã hội và nhân văn.
c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết: dùng nhiều thuật ngữ khoa học, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…
Trả lời:
- Đoạn thẳng:
- Ngôn ngữ thông thường: Đoạn không cong queo, gãy khúc, không lệch về một bên nào cả.
- Ngôn ngữ khoa học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
- Mặt phẳng:
- Ngôn ngữ thông thường: Bề mặt của một vật nào đó bằng phẳng, không lồi, lõm, gồ ghề.
- Ngôn ngữ khoa học: là một khái niệm cơ bản trong toán học, là một tập hợp tất cả các điểm trong không gian ba chiều.
Câu 3: Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau: Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó...
Trả lời:
- Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, người vượn, hạch đá, mảnh tước, rìu tay, di chỉ, công cụ đá,…
- Tính lý trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở lập luận của đoạn văn trên:
- Câu đầu nêu luận điểm khái quát
- Các câu sau nêu lên luận cứ (các cứ liệu thực tế); đoạn văn có lập luận và kết cấu diễn dịch.
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).
Trả lời:
Bài mẫu:
Nước rất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật và cây cối. Nhưng cần có nguồn nước sạch thì cơ thể người, động vật và cây cối mới có thể tạo thành chất dinh dưỡng. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì tác hại đối với con người và muôn loài động vật, cây cối sẽ không lường hết. Cần bảo vệ nguồn nước khỏi các chất độc hại như hóa chất, các chất thải từ nhà máy, bệnh viện, … Chẳng hạn, các nhà máy, bệnh viện cần phải có công nghệ làm sạch các chất thải trước khi đưa ra môi trường xung quanh. Có như vậy mới có thể bảo vệ được sự sống.