Bài soạn siêu ngắn: Luật thơ (tiếp theo) - Ngữ văn lớp 12

Bài soạn siêu ngắn: Luật thơ (tiếp theo) - trang 127 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK)...

Trả lời:

a. Giống nhau: có năm chữ, dùng các vần giống nhau, các thanh đối nhau.

b. Khác nhau:

  • Sóng – Xuân Quỳnh
    • Sử dụng linh hoạt (vần cách, vần chân)
    • Số câu không hạn định
    • Nhịp lẻ linh hoạt
    • không bắt buộc đối thanh bằng trắc
  • Mặt trăng
    • Dùng một vần (độc vận), vần cách.
    • Số câu hạn định
    • Nhịp : nhịp lẻ 2/3
    • Yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa

Câu 2: Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống...

Trả lời:

Sự đổi mới và sáng tạo:

  • Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
  • Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Câu 3: Dùng các kí hiệu B (bằng), T (trắc), Bv (bằng, vần), (niêm), Đ (đối), /(gạch nhịp) để ghi lại mô hình âm luật trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt sau: Mời trầu...

Trả lời:

Câu 4: Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới...

Trả lời:

    • Gieo vần: vần chân, gieo vần cách và là vần bằng.
    • Ngắt nhịp: 4/3 
    • Hài thanh: tuân thủ theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net