[toc:ul]
Nghệ thuật châm biếm đả kích được Nguyễn Ái Quốc thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.
Nghệ thuật châm biếm tiếp tục được thể hiện qua việc tạo dựng tình huống truyện. Trên xe điện ngầm, đôi thanh niên nam nữ Pháp tưởng tác giả là vua Khải Định. Còn trên đường phố Pa-ri, dân chúng Pháp lại cho rằng: Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế Pháp. Thậm chí… ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa
Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện rất rõ nét khi tác giả sử dụng hình thức thư tín.
Đặc biệt, cách chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ góp phần nâng cao nghệ thuật châm biếm trong Vi hành. Ngôn ngữ của tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ.
Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm là sự kết hợp hài hòa, hóm hỉnh giữa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông