Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Hướng dẫn soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Trang 66 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp

[toc:ul]

Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài:

Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:

Chia chiếc bánh của mình cho ai?

Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu Ân lại dành hết  chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Một câu chuyện lạ lùng…..

(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn, ngày 4.1.2007)

Thảo luận:

a. Tìm hiểu đề:

    • Đề bài yêu cầu về hiện tượng: Sử dụng thời gian sao cho hợp lí, có ý nghĩa.
    • Bài cần có những ý và sắp xếp như sau:
      • Tóm tắt những việc làm của Ân
      • Ý nghĩa của hiện tượng Nguyễn Hữu Ân
      • Nêu vài tấm gương khác biết sử dụng thời gian hợp lí, có ý nghĩa.
      • Phê phán một vài hiện tượng lãng phí thời gian.
    • Lựa chọn những dẫn chứng: Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, “nhiều lớp người giống ta lứa tuổi – đã sống và chết … - làm ra Đất Nước”, Nick Vujicic (Úc),…
    • Vận dụng các thao tác lập luận cần vận dụng:
      • Phân tích
      • Bình luận
      • So sánh,…

b. Lập dàn ý

  • Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận: Cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
  • Thân bài : 
    • Tóm tắt những việc làm của Ân
    • Phân tích: Ý nghĩa việc làm của Ân -> những nghĩa cử cao đẹp, nhân ái, sống tích cực, không ngại khó, ngại khổ, sử dụng thời gian có ý nghĩa của thanh niên…
    • Bình luận: Phê phán lối sống lãng phí thời gian.
  • Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống:

  • Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
  • Thân bài: 
    • Tóm tắt hiện tượng.
    • Phân tích hiện tượng (các mặt đúng – sai, lợi – hại).
    • Chỉ ra nguyên nhân.
  • Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết (thái độ, ý kiến) về hiện tượng đó.

Ghi nhớ: 

  • Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân  và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
  • Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

[Luyện tập] Câu 1: Đọc văn bản trang 67 sgk rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

a. Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?

b. Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.

c. Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh họa?

d. Anh (chị rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Trả lời:

a. Tác giả Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng: Thanh niên,HS Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng đó diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX. 

b. Tác giả dùng các thao tác lập luận:

  • Phân tích: Thanh niên du học mải chơi, thanh niên trong nước "không làm gì cả", họ sống "già cỗi", thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
  • So sánh: Nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
  • Bác bỏ: "Thế thì thanh niên của ta đang làm gì?Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả."

c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản:

Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.

d. Bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống, mục đích, thái độ học tập đúng đắn.

[Luyện tập] Câu 2: Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-o-ke...

Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” Ka-ra-o-ke và in –tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay? Lập dàn ý cho bài viết của mình.

Trả lời:

a. Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về vấn đề đó

b. Thân bài: 

  • Giải thích về khái niệm Ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét
    • Karaoke là hình thức giải trí mang tính văn hóa, giúp ta giải bớt căng thẳng trong một ngày học tập làm việc mệt mỏi, vất vả. Đó còn là một cách thắt chặt tình thân giữa bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
    • internet ngoài việc giải trí, còn cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp ta tiếp cận được với kênh thông tin đa dạng, nhanh, tiện lợi. Đó cũng là cách nâng sự tiếp cận của con người với công nghệ hiện đại.
  • Lợi ích và tác hại:
    • Lợi ích: Ham thích karaoke và internet cũng có mặt tích cực, giúp con người giải trí, tự học và tìm hiểu nhiều thông tin có ích một cách nhanh chóng. Chúng có lợi ích nếu như bạn có mục đích lành mạnh, tốt đẹp và biết sử dụng hợp lí thời gian.
    • Tác hại: cũng có người "nghiện", ham thích quá thành tật xấu, bỏ bê việc học tập, thậm chí hư hỏng do không kiểm soát được ham thích của mình.
  • Bình luận hiện tượng “nghiện” Internet và ka-ra-o-ke.
  • Bày tỏ ý kiến của bản thân trong việc sử dụng Internet có hiệu quả, phục vụ cho mục đích học tập.

c. Kết bài:

  • Nhận định lại vấn đề
  • Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net