Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 6

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 6. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 2NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC

Tuần 6

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đâu là các từ dùng để hỏi khi đặt câu hỏi tìm hiểu thông tin về một đồ vật?

  1. Cái gì?
  2. Ở đâu?
  3. Như thế nào?
  4. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 2: Đâu là các câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu thông tin về một đồ vật?

  1. Ai có thể sử dụng đồ vật này?
  2. Đồ vật này làm bằng gì?
  3. Đồ vật này được sử dụng như thế nào?
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Có mấy nội dung chính khi trình bày thông tin tìm hiểu được về một đồ vật bằng sơ đồ tư duy?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 4: Những nội dung chính khi trình bày thông tin tìm hiểu được về một đồ vật bằng sơ đồ tư duy là gì?

  1. Mục đích sử dụng.
  2. Người sử dụng và thời gian sử dụng
  3. Biện pháp phát triển đồ vật đó.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để làm gì?

  1. Học các kiến thức mới
  2. Ghi nhớ tốt hơn.
  3. Không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập
  4. Bảo vệ thông tin cá nhân

Câu 6: Để tạo sơ đồ tư duy, em cần phải làm gì?

  1. Vẽ chủ đề chính ở bên phải tờ giấy để tiện kết nối chủ đề chính với các chủ đề phụ
  2. Tạo nhánh từ các chủ đề phụ
  3. Thêm từ khóa, tạo các nhánh và chọn màu khác nhau
  4. Xác định chủ đề chính, tạo nhánh, thêm từ khóa và chọn màu khác nhau cho nhánh.

Câu 7: Đặc điểm của sơ đồ tư duy là gì?

  1. Phương pháp ghi nhớ, sắp xếp và lưu trữ thông tin
  2. Thông tin được chia thành chủ đề chính, chủ đề nhánh có mối liên hệ, liên kết với nhau
  3. Dùng từ khóa, hình ảnh để gợi nhớ và các đường nối để biểu diễn thông tin.
  4. Cả A, B, C đều đúng .

Câu 8: Ngoài sơ đồ tư duy, chúng ta có thể trình bày những thông tin mình tìm hiểu được bằng những cách nào?

  1. Kẻ bảng (theo hàng, cột)
  2. Liệt kê bằng văn bản
  3. A và B đúng
  4. Không còn cách nào

Câu 9: Vẽ sơ đồ tư duy để trình bày thông tin tìm hiểu được về một đồ vật, ta thực hiện như thế nào?

  1. Thể hiện chủ đề trung tâm -> Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm -> Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Bổ sung nhánh mới.
  2. Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm -> Bổ sung nhánh mới -> Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Thể hiện chủ đề trung tâm
  3. Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm -> Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Thể hiện chủ đề trung tâm -> Bổ sung nhánh mới.
  4. Triển khai chi tiết cho các chủ đề chính -> Bổ sung nhánh mới -> Thể hiện chủ đề trung tâm -> Triển khai các chi tiết cho chủ đề trung tâm.

Câu 10: Sơ đồ tư duy được tạo nên bởi:

  1. Âm thanh, hình ảnh, màu sắc
  2. Chủ đề chính, chủ đề nhánh, các đường nối
  3. Các kiến thức em được học
  4. Các ý nghĩ trong đầu em

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là các câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu thông tin về một đồ vật?

  1. Diễn viên này có ngoại hình như thế nào?
  2. Đồ vật này làm bằng gì?
  3. Đồ vật này được sử dụng như thế nào?
  4. Cả ba đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải là nội dung chính khi trình bày thông tin tìm hiểu được về một đồ vật bằng sơ đồ tư duy?

  1. Mục đích sử dụng.
  2. Người sử dụng và thời gian sử dụng
  3. Cách để phá hủy đồ vật đó
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng tay để trình bày thông tin tìm hiểu được là gì?

  1. Khó sắp xếp, bố trí nội dung
  2. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm
  3. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của sơ đồ tư duy?

  1. Phương pháp ghi nhớ, sắp xếp và lưu trữ thông tin
  2. Thông tin được sắp xếp lộn xộn, theo ý nghĩ trong đầu của người tạo sơ đồ tư duy
  3. Dùng từ khóa, hình ảnh để gợi nhớ và các đường nối để biểu diễn thông tin.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  1. Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để học các kiến thức mới.
  2. Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để không cần phải suy nghĩ gì thêm khi học tập.
  3. Người ta thường dùng sơ đồ tư duy để bảo vệ thông tin cá nhân
  4. Cả A, B, C đều đúng.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: L đố T đoán được đồ vật (cuốn sách) được đựng trong một chiếc hộp. Theo em, T cần hỏi những câu nào dể có thể tìm hiểu thông tin về đồ vật đó và đoán ra được?

  1. Đồ vật này được sử dụng như thế nào?
  2. Đồ vật này thường được sử dụng khi nào?
  3. Đồ vật này làm bằng gì?
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Để vẽ sơ đồ tư duy cho việc trình bày thông tin tìm hiểu được về tủ sách lớp học, chúng ta sử dụng chủ đề nhánh nào?

  1. Mục đích sử dụng tủ sách lớp học
  2. Thời gian và đối tượng sử dụng tủ sách
  3. Biện pháp phát triển tủ sách
  4. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3: Chủ đề nhánh nào không có trong sơ đồ tư duy dưới đây?

 
  1. Mục tiêu
  2. Sở thích
  3. Thời gian
  4. Trường học

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi 1 và 2:

Để có một cuộc sống khỏe mạnh và lối sinh hoạt khoa học, bạn cần:

+ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều hoa quả và rau xanh; hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều đường và chất béo; uống đủ nước mỗi ngày; …

+ Thường xuyên vận động điều độ: đi bộ; bơi lội đá bóng, đá cầu; không nên vận động quá sức; không nên ngồi một chỗ quá lâu; …

+ Đảm bảo có giấc ngủ tốt: phải ngủ đủ giấc và không nên đi ngủ muộn; trước lúc chuẩn bị đi ngủ, hãy thư giãn, hạn chế xem ti vi hay sử dụng điện thoại di động….

Câu 1: Từ thông tin trên, để vẽ sơ đồ tư duy, xác định chủ đề chính là:

  1. Ăn uống khoa học
  2. Vận động điều độ
  3. Cuộc sống khỏe mạnh và lối sinh hoạt khoa học
  4. Có giấc ngủ tốt

--------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 2: Nếp sống và tư duy khoa học - Tuần 6

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com