Phiếu trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 22

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 22. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI

Tuần 22

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Trong trường hợp nào trẻ em dễ có nguy cơ bị xâm hại thân thể nhất?

  1. Khi ở nhà một mình
  2. Khi đi chơi nơi công cộng
  3. Khi tan học, người thân chưa kịp đón
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Hành vi nào sau đây thuộc hình thức xâm hại thân thể?

  1. Một người nói lời xin chào với em
  2. Bác sĩ khám bệnh cho em
  3. Một người tự nhiên ôm chặt lấy em, thậm chí còn đánh đập em nếu em cưỡng chế
  4. Một người hỏi thăm đường từ em

Câu 3: Bạo lực trẻ em về mặt thể chất có được xem là xâm hại thân thể trẻ em không?

  1. Không

Câu 4: Vậy hành vi bạo lực trẻ em về mặt thể chất là gì?

  1. Là những hành vi trong đó người khác dùng sức mạnh để khống chế, sử dụng hành động bằng chân tay, gậy gộc hoặc phương tiện ... làm đau đớn, tổn thương cơ thể, sức khỏe của trẻ hoặc trái ý muốn của trẻ
  2. Là những hành động mà người có hành vi bạo lực được sử dụng sức mạnh cơ bắp tay, chân), công cụ hoặc đe dọa, thậm chí là vũ khí nhằm gây đau đớn về thể xác, thân thể, sức khỏe đối với trẻ em
  3. A và B đúng
  4. A và B sai

Câu 5: Đâu là hình thức xâm hại thân thể trẻ em?

  1. Đánh đập, dùng dao cứa lên cơ thể trẻ em
  2. Cắn, bóp cổ hay lắc trẻ thô bạo
  3. Đốt hoặc làm bỏng trẻ
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Đâu là hậu quả của việc xâm hại thân thể trẻ em?

  1. Để lại những dấu vết trên cơ thể hoặc sức khỏe của nạn nhân.
  2. Khiến trẻ trở nên sợ người khác hoặc sơ một địa điểm nào đó
  3. Hình thành nên suy nghĩ, nhân cách không đúng dẫn tới những vụ bạo lực về thể chất, xâm hại thân thể với trẻ em khác hay hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Trẻ em có thể bị xâm hại thân thể trong những môi trường nào?

  1. Trong gia đình
  2. Ở trường học
  3. Ngoài xã hội
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Đâu là nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ bị xâm hại thân thể?

  1. Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (sống cùng với bố dượng, mẹ kế; không được đi học mà phải đi lao động kiếm sống; cha mẹ không hạnh phúc, không quan tâm con cái,…)
  2. Pháp luật bảo vệ chưa chặt chẽ
  3. A và B đúng
  4. A và B sai

Câu 9: Đâu là cách để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại về thân thể?

  1. Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.
  2. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em
  3. Đẩy mạnh truyền thông, cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của việc xâm hại thân thể đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Khi bị xâm hại về thân thể, em cần làm gì?

  1. Kể ngay việc đó với người tin cậy để nhờ giúp đỡ. Nếu người đó tỏ ra chưa tin lời bạn nói, bạn sẽ nói lại để họ tin hoặc tìm người khác có thể giúp đỡ được mình.
  2. Tố cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm (nếu sự việc là nghiêm trọng).
  3. Nếu cơ thể bị thương tổn thì đến ngay cơ sở y tế, các tổ chức dịch vụ, tư vấn về sức khỏe để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
  4. Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
  1. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là hành những hành động xâm hại thân thể trẻ em?

  1. Đánh đòn, đấm, tát hay cấu, véo
  2. Lạm dụng sức lao động của trẻ em
  3. Chế nhạo, giễu cợt người khác
  4. Cả ba đáp án trên

Câu 2: Chọn đáp án sai?

  1. Việc xâm hại thân thể có thể để lại những dấu vết trên cơ thể hoặc sức khỏe của trẻ em
  2. Việc xâm hại thân thể có thể ảnh hưởng tích cực đến suy nghĩ, nhân cách, lối sống của trẻ em.
  3. Việc xâm hại thân thể có thể hình thành nên suy nghĩ, nhân cách không đúng dẫn tới những vụ bạo lực về thể chất, xâm hại thân thể với trẻ em khác hay hành vi nguy hiểm cho xã hội.
  4. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 3: Đâu không phải là cách để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại về thân thể?

  1. Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.
  2. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em
  3. Tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến việc trẻ em có bị xâm hại về thân thể hay không
  4. Cả ba đáp án trên.

Câu 4: Quan sát tranh dưới đây và cho biết đây là hành vi gì đối với trẻ em?

  1. Hành vi đánh đập trẻ em
  2. Hành vi quát mắng, lăng mạ và xúc phạm trẻ em
  3. Hành vi lạm dụng sức lao động ở trẻ em
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Chọn đáp án đúng?

  1. Xâm hại thân thể trẻ em có thể là sự cố ý làm tổn thương trẻ hoặc là kết quả của việc trừng phạt hà khắc
  2. Sử dụng thắt lưng để đánh trẻ hoặc các hìnht hức trừng phạt thể xác khác là ví dụ điển hình cho việc xâm hại thân thể trẻ em
  3. Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại thân thể khi tan học, người thân chưa kịp đón
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng
  1. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Một người hàng xóm nghi ngờ bạn Tiến ném đá làm vỡ ô cửa kính cửa sổ nhà mình. Ông ta giận dữ sang nhà đòi đánh Tiến. Nếu là Tiến, em sẽ ứng xử như thế nào?

  1. Nếu Tiến làm vỡ thì sẽ xin lỗi và đền cho nhà ông hàng xóm. Còn nếu Tiến không làm vỡ thì sẽ nói rõ với ông đấy là mình không phải là người làm thế và mong ông đấy xin lỗi mình.
  2. Kêu thêm người đến và đánh nhau với người hàng xóm đây
  3. Im lặng, không làm gì cả
  4. Đáp án khác

Câu 2: Bình có xích mích với một bạn trong lớp. Tan học, Bình bị anh trai của bạn đó chặn ở cổng trường và hăm dọa đòi đánh. Nếu là Bình, em sẽ ứng sử như thế nào?

  1. Im lặng và chịu bị đánh
  2. Nói với anh đó rằng anh đó làm như vậy là sai vì chuyện này không liên quan tới chuyện này và hãy để mình và em của anh ấy tự giải quyết chuyện của mình.
  3. Hôm sau kêu người đến đánh trả lại
  4. Đáp án khác

Câu 3: Do nhà ngheog nên sau giờ học, D phải đi phục vụ quán ăn. Hôm nay, trong lúc bê bát đĩa đi rửa, D đã làm vỡ một chiếc đĩa. Nghe tiếng rơi vỡ, chủ quán hùng hổ cầm gậy ra đánh Dũng. Em có nhận xét gì về hành vi của chủ quán?

  1. Chủ quán làm vậy là đúng và đồng ý cách hành xử của chủ quán
  2. Chủ quán làm vậy là sai và đó là hành vi xâm hại thân thể trẻ em
  3. A đúng, B sai
  4. A sai, B đúng
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi xâm hại thân thể?

  1. Bạn Q và N.
  2. không có bạn nào.
  3. Bạn V và Q.
  4. Bạn V và N.

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 KNTT, bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức, trắc nghiệm HĐTN 4 kết nối chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 22

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm HĐTN 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net