CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Tuần 23
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trong môi trường nào trẻ em dễ có nguy cơ bị xâm hại tinh thần?
- Khi ở nhà
- Khi ở trường
- Khi ra ngoài xã hội
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Đâu là hành vi làm tổn thương tinh thần của trẻ em?
- Lăng mạ, xúc phạm trẻ em
- Dọa nạt trẻ em
- Bắt nạt trẻ em
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 3: Đâu là hành vi xâm hại tinh thần trẻ em?
- Nói chuyện một cách thô bạo với trẻ em thông qua việc sỉ nhục hay khinh thường trẻ
- Để trẻ em chứng kiến những thành viên trong gia đình hoặc vật nuôi bi bạo hành
- Gào thét, mắng mỏ, đe dọa hay bắt nạt trẻ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Đâu là cảm xúc của trẻ em khi bị xâm hại tinh thần?
- Sợ hãi, lo lắng
- Vui vẻ, hạnh phúc
- Ngạc nhiên
- B và C đúng
Câu 5: Đâu là biểu hiện của một đứa trẻ bị xâm hại tinh thần?
- Cư xử bất thường, có khi rất yên lặng, lúc sau lại rất bạo lực và giận dữ
- Nhút nhát và sống khép kín
- Quá tăng động so với trẻ lúc trước
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Đâu là những câu nói có thể gây tổn hại đến tinh thần của trẻ?
- “Mày ăn gì mà ngu thế. Ngu hết phần thiên hạ”
- “Đứa nghèo như mày không xứng đáng học cùng trường với tao”
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 7: Đâu là nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bị xâm hại tinh thần?
- Áp lực của sự kỳ vọng từ gia đình
- Không sử dụng lời lẽ mà sử dụng đòn roi hay hình thức bạo lực khác để giáo dục trẻ
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 8: Đâu là đối tượng có thể xâm hại tinh thần trẻ em?
- Bố mẹ
- Bạn bè
- Người lạ
- Bất kì ai
Câu 9: Xâm hại tinh thần sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em?
- Khiến cho trẻ lạc quan, yêu đời hơn
- Gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Khiến cho trẻ trưởng thành tốt hơn
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Đâu là cách để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại về tinh thần?
- Sử dụng lời lẽ chuẩn mực thay vì lời nói thô bạo hay cách hình thức bạo lực khác để giáo dục trẻ
- Thể hiện tình yêu thương với trẻ em
- Không để trẻ em chứng kiến những thành viên trong gia đình, bạn bè hay vật nuôi bị bạo hành
- Cả ba đáp án trên đều đúng
- THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là hành những hành động xâm hại tinh thần trẻ em?
- Luôn thể hiện tình yêu thương và nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ
- Mắng mỏ, gào thét, đe dọa và bắt nạt trẻ em
- Kỳ vọng trẻ làm một điều gì quá khó cho độ tuổi của trẻ
- Cả ba đáp án trên
Câu 2: Chọn đáp án sai?
- Một đứa trẻ bị xâm hại tinh thần có thể trở nên nhút nhát và sống khép kín
- Một đứa trẻ bị xâm hại tinh thần có thể cư xử bình thường như những đứa trẻ khác, luôn lạc quan và yêu đời
- Một đứa trẻ bị xâm hại tinh thần có thể quá tăng động so với trẻ lúc trước
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 3: Đâu không phải là cách để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại về tinh thần?
- Sử dụng lời lẽ chuẩn mực thay vì lời nói thô bạo hay cách hình thức bạo lực khác để giáo dục trẻ
- Thể hiện tình yêu thương với trẻ em
- Để trẻ em luôn chứng kiến những thành viên trong gia đình, bạn bè hay vật nuôi bị bạo hành.
- Cả ba đáp án trên
Câu 4: Quan sát tranh dưới đây và cho biết đây là hành vi gì đối với trẻ em?
- Hành vi xâm hại thân thể trẻ em
- Hành vi xâm hại tinh thần trẻ em
- Hành vi xâm hại tình dục trẻ em
- Đáp án khác
Câu 5: Chọn đáp án đúng?
- Xâm hại tinh thần khiến cho trẻ trửo nên lạc quan, yêu đời hơn
- Xâm hại tinh thần gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Xâm hại tinh thần khiến cho trẻ trưởng thành tốt hơn
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
- VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Thanh là học sinh mới chuyển đến từ một địa phương khác. Thanh thường bị nhiều bạn trong lớp trêu chọc, giễu cợt vì nói giọng địa phương và ăn mặc không giống mọi người. Nếu là Thanh, em sẽ làm gì?
- Em sẽ nói với các bạn rằng giọng địa phương là nét đặc trưng của mỗi vùng miền, các bạn giễu cợt với nó là đang giễu cợt chính mình
- Kêu thêm người đến đánh để dạy cho những người giễu cợt mình một bài học
- Im lặng, không làm gì cả
- Đáp án khác
Câu 2: Quy thấy một bạn trong nhóm thường ngồi một mình và có vẻ buồn rầu, sợ hãi. Khi hỏi chuyện, Quy mới biết ở nhà, bạn thường xuyên bị người thân trách móc, mắng nhiếc. Nếu là Quy, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- Không quan tâm vì không phải chuyện của mình
- Bảo Quy đó là chuyện bình thường và chấp nhận bị mắng
- Em sẽ tới nhà bạn và nói với gia đình bạn về những điều tốt mà bạn đã đạt được trên trường và khuyên gia đình không nên mắng bạn nhiều bì điều đó ảnh hưởng tới tâm lí bạn.
- Đáp án khác
Câu 3: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, không biết rằng C thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc, bắt nạt và giễu cợt bằng những lời nói thô bạo, bậy bạ. Trong trường hợp trên, hành vi của các bạn trong lớp đối với C được gọi là gì?
- Hành vi xâm hại thân thể trẻ em
- Hành vi xâm hại tình dục trẻ em
- Hành vi xâm hại tinh thần trẻ em
- Đáp án khác
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh bắt nạt, trêu chọc và sử dụng lời nói thô bạo với bạn khác, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
- Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
- Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.
- Hùa theo các bạn tiếp tục trêu chọc
- Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.
--------------- Còn tiếp ---------------