Giải sách bài tập KHTN 8 cánh diều bài 9: Base

Hướng dẫn giải bài 9: Base SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 9.1: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base?

A. NaOH, CaO, KOH, Mg(OH)2.                     B. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

C. NaOH, CaSO4, KOH, Mg(OH)2.                 D. NaOH, Ca(OH)2, KOH, MgO.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Câu 9.2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base tan?

A. Ba(OH)2, NaOH, KOH.                               B. NaOH, Mg(OH)2, KOH.

C. NaOH, KOH, Cu(OH)2.                               D. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án A. 

Câu 9.3: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các base không tan?

A. Fe(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$, NaOH.

B. Fe(OH)$_{3}$, Cu(OH)$_{2}$, KOH.

C. Mg(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$, Ba(OH)$_{2}$.

D. Fe(OH)$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Câu 9.4: Nhỏ dung dịch phenolphthalein vào hai dung dịch không màu X và Y thấy dung dịch X không thay đổi màu còn dung dịch Y chuyển sang màu hồng. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

A. Cả X và Y đều là dung dịch base.

B. X là dung dịch base, Y không phải là dung dịch base

C. Cả X và Y đều không phải là dung dịch base.

D. X không phải là dung dịch base, Y là dung dịch base.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Dung dịch base làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.

Câu 9.5: Có ba dung dịch không màu HCl, KCl và NaOH. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các chất trên. Nêu rõ cách tiến hành.

Hướng dẫn trả lời:

- Sử dụng quỳ tím: quỳ tím chuyển xanh: NaOH; quỳ tím chuyển đỏ: HCl; không đổi màu: KCl.

- Có thể dùng phenolphthalein: Trước tiên, nhận ra NaOH; Sau đó, cho hai dung dịch còn lại vào dung dịch NaOH có phenolphthalein: nếu màu hồng biến mất thì dung dịch cho vào là HCl, nếu màu hồng không bị mất đi thì dung dịch cho vào là KCl.

Câu 9.6: Làm thế nào để xác nhận một dung dịch là dung dịch base?

Hướng dẫn trả lời:

Có thể dùng quỳ tím hoặc phenolphthalein để nhận biết.

Câu 9.7: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi cho các chất: NaOH, Mg(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$ lần lượt tác dụng với các dung dịch HCl, H$_{2}$SO$_{4}$.

Hướng dẫn trả lời:

Phương trình hóa học:

NaOH + HCl → NaCl + H$_{2}$O

2NaOH + H$_{2}$SO$_{4}$ → Na$_{2}$SO$_{4}$ + 2H$_{2}$O

Mg(OH)$_{2}$ + 2HCl → MgCl$_{2}$ + 2H$_{2}$O

Mg(OH)$_{2}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ → MgSO$_{4}$ + 2H$_{2}$O

Cu(OH)$_{2}$ + 2HCl → CuCl$_{2}$ + 2H$_{2}$O

Cu(OH)$_{2}$ + H$_{2}$SO$_{4}$ → CuSO$_{4}$ + 2H$_{2}$O

Câu 9.8: Viết các sơ đồ tạo thành ion OH$^{-}$ trong các dung dịch: KOH, LiOH và Ba(OH)$_{2}$.

Hướng dẫn trả lời:

KOH → K$^{+}$ + OH$^{-}$

LiOH → Li$^{+}$ + OH$^{-}$

Ba(OH)$_{2}$ → Ba$^{2+}$ + 2OH$^{-}$

Câu 9.9: Cho 2 ml dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1), 2 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 ml dung dịch HCl 0,2 M và 1 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong mỗi ống nghiệm sẽ có màu gì?

Hướng dẫn trả lời:

Ống 1: giấy quỳ chuyển màu đỏ. 

Ống 2: giấy quỳ chuyển màu xanh.

Ống 3: giấy quỳ không thay đổi màu.

Câu 9.10: Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba phản ứng hoá học: HCl, NaOH, H$_{2}$SO$_{4}$, KCl, NaNO$_{3}$, MgSO$_{4}$, H$_{2}$O, KOH, HNO$_{3}$, Mg(OH)$_{2}$. Hãy viết ba phương trình hoá học từ các chất trên.

Hướng dẫn trả lời:

(1) HCl + KOH → KCl + H$_{2}$O

(2) NaOH + HNO$_{3}$ → NaNO$_{3}$ + H$_{2}$O

(3) H$_{2}$SO$_{4}$ + Mg(OH)$_{2}$ → MgSO$_{4}$ + 2H$_{2}$O

Câu 9.11: Tính thể tích của dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 0,4 M cần dùng để phản ứng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M.

Hướng dẫn trả lời:

Số mol NaOH là: $n_{NaOH}$ = 0,2.0,1 = 0,02 (mol).

Phương trình hoá học: 2NaOH + H$_{2}$SO$_{4}$ → Na$_{2}$SO$_{4}$ + 2H$_{2}$O

Từ phương trình hoá học: $n_{H_{2}SO_{4}}=\frac{1}{2}n_{NaOH}$ = 0,01 (mol).

Thể tích dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ 0,4 M cần dùng là: 

V = $\frac{n}{C_{M}}=\frac{0,01}{0,4}$ = 0,025 lít =  25 ml. 

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập khoa học 8 cánh diều, Giải SBT khoa học tự nhiên 8 CD bài 9, Giải sách bài tập khoa học 8 CD bài 9: Base

Xem thêm các môn học

Giải SBT khoa học tự nhiên 8 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Copyright @2024 - Designed by baivan.net