Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV cho HS quan sát hình ảnh Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), video clip Hướng về cội nguồn; HS quan sát hình ảnh, video clip và trả lời câu hỏi
- Sự kiện ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào thời điểm nào?
- Những địa phương nào tổ chức sự kiện này?
- Video clip cho chúng ta biết tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện tại?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem video clip Hướng về cội nguồn và quan sát Hình 2.1 (Lễ hội đền Hùng Phú Thọ) SGK tr.13.
https://www.youtube.com/watch?v=UWWzZGCpER0
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Sự kiện ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào thời điểm nào?
+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này?
+ Video clip cho chúng ta biết tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện tại?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video clip, quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng
+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này: Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Huế, Kiên Giang…
+ Video clip cho chúng ta biết:
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Đền Hùng và ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đồng thời cũng là biểu hiện của tri thức lịch sử. Vậy, tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử? Để nắm rõ hơn về vấn đề chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Nhiệm vụ 1: Nêu vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống con người.
- Nhiệm vụ 2: Theo em, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. + Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. - GV cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, tư liệu, quan sát sơ đồ 2.1, hình 2.2 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người. - GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận: + Khai thác sơ đồ 2.1, hình 2.2 + Luận giải câu nói của Mác-cớt Ga-vây và Hồ Chí Minh để thấy được mối liên hệ giữa tri thức lich sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và toàn xã hội. - GV mở rộng: + Tri thức lịch sử về cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lạ những bài học quý báu về việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, về nắm bắt thời cơ, về tính thần chủ động sáng tạo trong thực tiễn. + Khi đó, hiểu được thời cơ của cả dân tộc đã tới, Hồ Chí Minh mặc dù đang bị ốm rất nặng nhưng vẫn căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hì sinh tới đâu, dù có phải đột cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Cách mạng tháng Tám năm 1945 củaViệt Nam đã diễn ra chỉ trong 1 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28-8) và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu một phần là nhờ đã nắm vững trí thức lịch sử và biết vận dụng vào cuộc sống. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, theo em cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo cặp, đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 2.1, hình 2.2 để thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1: Nêu vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống con người. - Nhiệm vụ 2: Theo em, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm việc nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo cặp vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại. - GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: tri thức lịch sử sẽ kết nối chúng ta từ quá khứ tới hiện tại, đồng thời góp phần dự báo, lên kế hoạch cho tương lai. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử - Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người: + Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội. + Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng. + Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững. - Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người: + Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân, cộng đồng trong mọi thời đại. + Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu chính mình và thế giới. + Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong thế giới đa dạng. + Đúc kết và vận dụng thành công bài học trong quá khứ, tránh những sai lầm lặp lại. + Dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại. - Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần: + Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. + Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam + Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngoài. + Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.
|
-------------------------Còn tiếp---------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác