Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS hoàn thành Phiếu KWLH (hoàn thành cột KW) theo mẫu sau:
Know? Em đã biết gì về văn minh Đông Nam Á? | Want? Em có mong muốn và đề xuất gì khi học chủ đề văn minh Đông Nam Á?
| Learn? Em đã học thêm được những gì sau khi học xong chủ đề này? | How? Em có thể vận dụng được những kiến thức nào của chủ đề vào thực tiễn? |
……………………. | ……………………. | ……………………. | ……………………. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về văn minh Đông Nam Á để hoàn thành cột K, W trong phiếu KWLH.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày về văn minh Đông Nam Á theo cột K, W.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 10.1 và dẫn dắt HS vào bài học: Những cánh đồng lúa uốn lượn ở Chiềng Mai (Thái Lan), Mù Cang Chải và Sa Pa (Việt Nam), Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Ba-na-uê Phi-lip-pin được bình chọn là năm trong số các địa danh có ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Đó cũng là hình ảnh quen thuộc thường thấy ở đa số các quốc gia Đông Nam Á, là đặc trưng của một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển lâu đời. Vậy, văn minh Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào? Các yếu tố văn hóa bên ngoài như Ấn Độ, Trung Hoa có tác động như thế nào tới sự hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở tự nhiên
- Trình bày những nét chính về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á.
- Phân tích những tác động của vị trí địa lí và điều kiến tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Bản đồ 10 – Tự nhiên khu vực Đông Nam Á ngày ngay SGK tr.72 và trả lời câu hỏi: + Trình bày những nét chính về vị trí địa lí của Đông Nam Á. + Phân tích những tác động của vị trí địa lí đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV hướng dẫn HS khai thác bản đồ để thấy được Đông Nam Á nằm ở nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn, cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương,... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu Bản đồ 10 SGK tr.72 để tìm hiểu những nét chính và tác động của vị trí địa ló đối với sự hình thành, phát triển văn minh Đông Nam Á. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung sau: + Những nét chính về vị trí địa lí của Đông Nam Á. + Những tác động của vị trí địa lí đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS về kết luận: + Đông Nam Á có một vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. à Được xem như “ngã tư đường”, là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới. + Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế đặc biệt là giao thương bằng đường biển và giao lưu, tiếp thu những thành tựu của các nền văn minh lớn trên thế giới, phát triển và lan toả những giá trị văn hoá bản địa. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 10.2, 10.3 và trả lời câu hỏi: + Trình bày những nét chính về điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á. + Phân tích những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 10.2, 10.3 kết hợp mục Em có biết? để phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình, yếu tố biển và hệ thống sông ngòi. - GV gợi ý cho HS và trả lời câu hỏi gợi mở: + Vì sao thành phố Ma-lắc-ca mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa? à Gợi ý: Thành phố Ma-lắc-ca nằm ở eo biển Ma-lắc-ca, là vị trí thuận lợi cho nhiều tàu thuyền các nước qua lại buôn bán, giao lưu văn hóa. + Hệ thống sông ngòi có tác động như thế nào đối với văn minh Đông Nam Á? à Hệ thống sông ngòi là đường giao thông huyết mạch, vừa tạo nên những vùng đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu,...là điều kiện quan trọng cho các quốc gia Đông Nam Á xây dựng nền văn minh. - GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh về điều kiện tự nhiên ĐNA: Sông I-ri-oa-đi Sông Hồng Sông Chao Phờ-ray-a Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 10.2, 10.3, khai thác mục Em có biết để tìm hiểu về những nét chính và tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày lần lượt các nội dung: + Những nét chính về điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á. + Phân tích những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành văn minh Đông Nam Á. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những điểm chung quan trọng của các nước Đông Nam Á về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, sông ngòi, biển,... (hệ thống sông ngòi dày đặc với những con sông lớn, biển và các đảo, quần đảo,...), có tác động quan trọng trong đời sống cư dân và sự hình thành văn minh Đông Nam Á. => GV tổng kết mục 1: Vị trí địa lí, tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và giao thương đường biển sớm phát triển đã tạo cơ sơ cho sự ra đời của nền văn minh Đông Nam Á. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về cơ sở tự nhiên a) Vị trí địa lí - Nằm ở phía đông nam của Châu Á. - Gồm hai bộ phận: + Đông Nam Á lục địa: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma. + Đông Nam Á hải đảo: Phi-líp- pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a và Đông Ti-mo. - Về mặt vị trí: phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc, Ấn Độ; phía tây là Ấn Độ Dương; phía đông là Thái Bình Dương. à Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
b) Điều kiện tự nhiên - Địa hình: + Hệ thống núi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng, đảo, quần đảo; Sự chia cắt giữa lục địa – hải đảo. à Đa dạng về cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái. + Phần lớn các quốc gia giáp biển. à Phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển, tạo ra đường giao thương cho các nước trong khu vực, nối liền với các tuyến thương mại hàng hải quốc tế. - Hệ thống sông: Có nhiều sông lớn như Mê Công, Sa-lu-en, I-ri-oa-đi, sông Hồng, Chao Phờ-ray-a. à Tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu. à Thuận lợi cho sự phát triển nghề nông trồng lúa nước. à Là những tuyến đường giao thông huyết mạch của cư dân ĐNA. - Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều). à Đặc điểm tự nhiên khác với các nước khác cùng vĩ độ. - TNTN đa dạng: + Khoáng sản, lâm sản, thổ sản phong phú. + Cây hương liệu, gia vị: trầm hương, quế, hồ tiêu,...
|
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác