Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS quan sát Hình 16.6 và giới thiệu: Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành bộ tem Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính đến thời điểm phát hành, đây là bộ tem có quy mô đồ sộ nhất, cũng là bộ tem phổ thông có nhiều mẫu nhất trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam với 54 mẫu, thể hiện hình ảnh đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên các dân tộc Việt Nam xuất hiện trong Hình 16.1.
+ Trình bày một số hiểu biết của em về các dân tộc này.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV đặt vấn đề, quan sát Hình 16.1, vận dụng hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 6 HS trả lời câu hỏi, mỗi HS nêu tên và trình bày hiểu biết về một dân tộc Việt Nam xuất hiện trong Hình 16.1 (hình ảnh tính theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải):
+ Dân tộc Kinh: là dân tộc hình thành tại miền Bắc Việt Nam và miền nam Việt Nam. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
+ Dân tộc Tày: Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam, là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam và là dân tộc lớn thứ hai sau người Kinh.
+ Dân tộc Mường: là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
+ Dân tộc Ê-đê: là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt Nam. Người Ê-đê được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
+ Dân tộc Khơ-me: là dân tộc bản địa sinh sống lâu đời nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Người Khmer được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
+ Dân tộc Chăm: là dân tộc cư trú ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Gia Lai,… Người Chăm được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy, cộng đồng dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì? Việc phân chia tộc người theo dân số và ngữ hệ được tiến hành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cộng động các dân tộc ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần dân tộc theo dân số
- Nhiệm vụ 1: Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân trên 1 triệu người và các dân tộc thiểu số có số dân dưới 5 nghìn người.
- Nhiệm vụ 2: Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin và quan sát các Hình 16.1, 16.2, Bảng 16 và trả lời câu hỏi: + Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân trên 1 triệu người và các dân tộc thiểu số có số dân dưới 5 nghìn người. + Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay. - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận: + Khai thác bảng 16 để kể được tên các dân tộc thiểu số có số dân trên 1 triệu người (Mường, Thái, Khơ-me,...), dân tộc thiểu số có dân số dưới 5 nghìn người (Brau, Bố Y, Cống,....). + Khai thác hình 16.2 phản ánh về cơ cấu dân số ở Việt Nam trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin kênh chữ, kênh hình mục 1 SGK tr.111 để tìm hiểu về thành phần dân tộc theo dân số. Sau trao đổi cặp đôi và thống nhất đáp án. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về thành phần dân tộc theo dân số. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thành phần dân tộc theo dân số. - GV mở rộng kiến thức: Với 54 dân tộc Việt Nam, có 4 dân tộc là Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khơ-me có truyền thống sống ở vùng đồng bằng. + Trong số này, các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ-me vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, con người Hoa thường sống bằng nghề tiểu thủ công và kinh doanh buôn bán ở khu vực đô thị. + 50 dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống ở các vùng miền núi và trung du,... + Một trong những đặc điểm cư trú nổi bật của các dân tộc Việt Nam là sự xen cư. Việc xen cư đã diễn ra từ lâu đời và đặc biệt phát triển trong những thập kỉ gần đây, dưới tác động của các yếu tố di cư, giao lưu tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ, hôn nhân hỗn hợp dân tộc, kinh tế thị trường. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về thành phần dân tộc theo dân số - Tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 82,1 triệu người (số liệu năm 2019). + Dân tộc có số dân trên 1 triệu người: Tày, Thái, Mường, H’mông, Khơ-me, Nùng. + Dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người: 11 dân tộc. - Các dân tộc cư trú phân tán và đan xen. |
------------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác