Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô chữ số 1 (7 chữ cái): Di sản văn hoá của người Tày, Nùng, Thái được Tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại năm 2009.
+ Ô chữ số 2 (10 chữ cái): Không gian văn hoá nào ở Tây Nguyên được Tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới năm 2005.
+ Ô chữ số 3 (7 chữ cái): Bí danh của người thiếu niên anh hùng Nông Văn Dền (dân tộc Nùng).
+ Ô chữ số 4 (3 chữ cái): Người anh hùng dân tộc Ba Na, là anh em kết nghĩa của Chủ tịch Cuba F. Castro.
+ Ô chữ số 5 (8 chữ cái): Tác phẩm văn học của Nguyên Ngọc viết về nhân vật Tnú (A Tranh).
+ Ô chữ số 6 (8 chữ cái): Người anh hùng dân tộc Tày đã dũng cảm lấy thân mình làm giả súng và hi sinh trong kháng chiến chống Pháp (1953).
+ Ô chữ số 7(6 chữ cái): Kiến trúc nhà ở độc đáo của người Ê Đê.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, HS vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề 7, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
1 |
| H | A | T | T | H | E | N |
|
|
2 | C | O | N | G | C | H | I | E | N | G |
3 |
| K | I | M | Đ | O | N | G |
|
|
4 |
|
| N | U | P |
|
|
|
|
|
5 | R | U | N | G | X | A | N | U |
|
|
6 |
| B | E | V | A | N | Đ | A | N |
|
7 |
| N | H | A | D | A | I |
|
|
|
Ô chữ chủ đề: ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, trình chiếu hoàn chỉnh các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thực hành chủ đề 7 – Cộng động các dân tộc Việt Nam.
Nhiệm vụ 1: Kể tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Kể tên 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất (tính đến năm 2019) và tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc đó.
- GV hướng dẫn các nhóm tạo trang thông tin cho mỗi dân tộc theo các gợi ý sau: + Tên dân tộc.
+ Đặc trưng về ẩm thực, ngôn ngữ, trang phuc, nhà ở.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày về 5 dân tộc thiểu số ở Việt Nam có số dân nhiều nhất theo trang thông tin đã tạo.
+ Dân tộc Tày (Thổ): 1.845.492 người.
+ Dân tộc Thái (Thái trắng, Thái đen, Thái đỏ): 1.820.950 người.
+ Dân tộc Mường (Mol, Mual): 1.452.095 người.
+ Dân tộc H’Mông (Mông, Mèo, Mẹo, Mán, Miêu Tộc): 1.393.547 người.
+ Dân tộc Khơ-me: 1.319.652 người.
- GV yêu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trình bày của HS.
- GV mở rộng kiến thức:
+ Sự phân bố của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
+ Liên hệ anh hùng Núp, người dân tộc thiểu số đã có tinh thần đấu tranh anh dũng trong công cuộc giải phóng dân tộc.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tạo sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ học tập: Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống tinh thần của một dân tộc.
- GV hướng dẫn HS tạo sơ đồ tư duy theo các gợi ý:
+ Tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Phong tục, tập quán, lễ hội.
+ Nghệ thuật.
- GV lưu ý HS chọn các dân tộc khác nhau, phân bố theo vị trí địa lí vùng miền để tránh trùng lắp thông tin.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu thông tin, sưu tầm tư liệu, hình ảnh về một dân tộc để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về đời sống tinh thần của một dân tộc theo sơ đồ tư duy.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV khen ngợi, khuyến khích HS có sơ đồ tư duy trình bày khoa học, sáng tạo.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Thiết kế một tấm áp phích vẽ một bức tranh cổ động thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam chống lại đại dịch Covid-19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và giao nhiệm vụ: Thiết kế một tấm áp phích vẽ một bức tranh cổ động thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam chống lại đại dịch Covid-19.
- GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, kĩ năng thực tế về vẽ tranh, thiết kế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho HS cả lớp trình bày trên bảng theo kĩ thuật phòng tranh.
- GV cho HS chấm điểm chéo nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và khen ngợi, khuyến khích HS có sản phẩm thiết kế sáng tạo, đẹp mắt, có ý nghĩa.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4: Tổ chức cuộc thi Ai là triệu phú để tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Việt Nam
- Tiểu dự án 1: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước.
- Tiểu dự án 2: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình giữ nước.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).
- GV sử dụng phương pháp dạy học dự án, yêu cầu HS tìm hiểu về khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Tên dự án: Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Các tiểu dự án:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện nhóm HS báo cáo, trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- GV mở rộng kiến thức: Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, có rất nhiều sự kiện nói về sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ví dụ sức mạnh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên: Hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình để thực hiện kế vườn không nhà trống, nhân dân đã mang lương thực chuyển hết khỏi kinh thành Thăng Long, triệt nguồn lương thực tại chỗ của địch. Cùng với đó, ở các vùng sau lưng địch, các đội dân binh phối hợp chặt chẽ với một bộ phận phân tán tại chỗ của quân triều định, ngày đêm hoạt động ráo riết, liên tiếp đánh vào căn cứ đóng quân và các đội đi cướp lương thực, gây cho địch nhiều tổn thất.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 5: Hãy tạo một cuốn sách ảnh thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của nhiều dân tộc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy tạo một cuốn sách ảnh thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã đưa tới những biến đổi sâu sắc về đời sống kinh tế, xã hội của nhiều dân tộc.
- GV gợi ý cho các nhóm: dân tộc H’mông, Thái, Tày,…
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV theo dõi, giải đáp thắc mắc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện nhóm HS báo cáo, trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- GV mở rộng kiến thức: Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân như giúp đỡ đồng bào về phương thức canh tác, đưa phương thức và kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; mở mang trường học, cơ sở y tế,…
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học trong chủ đề 7.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra cuối năm.
-----------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác