Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 KNTT bài Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Phát triển năng lực

Năng lực công nghệTrình bày được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại.

Năng lực chung: Lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng; lựa chọn được các biện pháp phòng trừ an toàn cho con người và môi trường.

  1. 2. Phẩm chất:

- Có ý thức tìm hiểu về sâu, bệnh hại cây trồng và phòng trừ các loại sâu, bệnh hại cây trồng.

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết nhằm lựa chọn các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại phù hợp và an toàn với con người, môi trường.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu
  • Tranh, ảnh, video về tác hại của các loại sâu, bệnh đối với cây trồng.
  1. Đối với học sinh
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng; tác hại của sâu, bệnh và ý nghĩa của việc phòng trừ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy kiến thức cũ về sâu, bệnh hại cây trồng có liên quan đến bài học.

- Giúp tạo hứng thú và nhu cầu nhận thức của HS qua tranh, ảnh, video về một chủ đề học tập mới với HS là sâu, bệnh hại cây trồng.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình ảnh và cho biết: Sâu hại và bệnh hại khác nhau như thế nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu thế nào là sâu hại, thế nào là bệnh hại cây trồng. Bên cạnh đó, GV giúp HS hiểu được cách phân biệt sâu hại và bệnh hại cũng như kể tên một số loại sâu, bệnh hại mà HS được biết.
  2. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 15.1 và Hình 15.2 trong SGK, phân biệt hình nào là sâu hại, hình nào là bệnh hại và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở khái niệm về sâu hại, bệnh hại.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể khai thác thông tin từ internet về sau, bệnh hại hoặc tình hình sâu, bệnh hại tại địa phương để làm sinh động thêm bài học.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I trong SGK để HS trả lời được câu hỏi: Sâu hại là gì? Bệnh hại là gì?

- GV cho HS quan sát Hình 15.1 và Hình 15.2 trong SGK, phân biệt hình nào là sâu hại, hình nào là bệnh hại và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,... Chúng làm là bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng....

- Một số sâu hại cây trồng thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh,…

- Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí,... của cây trồng, do các loài vi sinh vật (nằm, vi khuẩn, virus...) hoặc điều kiện bắt lợi gây ra.

- Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn trên lúa; bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening trên cây có mùi; bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh virus xoăn vàng là đậu đũa; bệnh lở cổ rễ cà chua,...

----------------------Còn tiếp--------------------------

Soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối mới, soạn giáo án Công nghệ trồng trọt 10 mới kết nối bài Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ, giáo án soạn mới Công nghệ trồng trọt 10 kết nối

Soạn mới giáo án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay