Soạn siêu ngắn Tiếng Việt 4 chân trời bài 2: Mạc Đĩnh Chi

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng Việt 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 2: Mạc Đĩnh Chi. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 2: MẠC ĐĨNH CHI

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chia sẻ về một tấm gương hiếu học mà em biết.

Hình 1

Gợi ý: 

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương cho tinh thần hiếu học để thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó không đánh bại tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã tập đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn viết đẹp, học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Tinh thần hiếu học của thầy đáng được các bạn nhỏ học hỏi

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Mạc Đĩnh Chi - Truyện danh nhân Việt Nam

Câu 1: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?

Trả lời: 

Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất: thông minh, chăm chỉ, có tài ứng biến nhanh nhạy.

Câu 2: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?

Trả lời: 

Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.

Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua đặc biệt ở việc ông xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua bài phú có nhan đề "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.

Câu 3: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?

Trả lời: 

Theo em, Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước là nhờ vào lòng yêu nước, thương dân của ông.

Câu 4: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

Trả lời

      Mạc Đĩnh Chi là người thông minh và chăm chỉ. Những người có đức, có tài, hết lòng phục vụ đất nước thì luôn được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ. Dù có ngoại hình xấu xí và hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng anh vẫn chăm chỉ học tập. Tôi rất khâm phục ý chí, nghị lực và tài năng của anh ấy. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học về việc nỗ lực học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này có thể giúp đỡ gia đình và đất nước.

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Nói về một anh hùng hoặc tài năng nhỏ tuổi

Đề bài: Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết.

Gợi ý:

  • Em cần nói những gì về nhân vật
  • Em có thể làm cách nào để bài nói thêm sinh động, hấp dẫn?

Gợi ý: 

1.

Người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà để lại trong em nhiều ấn tượng là chị Võ Thị Sáu. Chị quê ở huyện Đất Đỏ nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chị đã chiến đấu và hi sinh rất anh dũng vì đất nước, tổ quốc. Trong thời gian hoạt động cách mạng, chị đã nhiều lần dũng cảm luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt bọn giặc gian ác. Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, không may chị đã bị địch phát hiện và đem chị ra xử bắn. Sự dũng cảm của chị là một tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo. Em rất tự hào và khâm phục chị.

2.

Hình 2

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.

Câu 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 85 (Tiếng việt 4, tập một), viết phần thân bài hoặc một đoạn văn ở phần thân bài.

Gợi ý: 

Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ trước sự hào nhoáng của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.

Chương trình bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và lời chúc của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.

Câu 2: Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn em vừa viết và cho biết:

  1. Câu đầu tiên của đoạn văn nêu ý gì?
  2. Các câu tiếp theo thuật lại những việc gì?

Trả lời: 

  1. Câu đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuật lại.
  2. Các câu tiếp thuật theo tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:
  • Những nhân vật tham gia
  • Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
  • Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất

Câu 3: Đọc lại phần thân bài hoặc đoạn văn của các bạn trong nhóm và chia sẻ:

1. Em thích điều gì ở phần thân bài hoặc đoạn văn của bạn?

(Sắp xếp ý/ Dùng từ/ Viết câu/?)

2. Em muốn chỉnh sửa hoặc viết thêm điều gì vào đoạn văn đã viết?

(Lời nói, việc làm/ Suy nghĩ, cảm xúc/?)

Trả lời: 

Học sinh tự làm bài.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Sưu tầm một câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi.

Gợi ý: 

Câu chuyện: Đèn đom đóm

     Chuyện kể rằng, có cậu bé tên Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất ham học. Nhà nghèo nên cậu không thể đến lớp như bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp, nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu phải bắt đom đóm cho vào vỏ quả trứng lấy ánh sáng học bài. Chính lòng say mê ham học ấy, sau này cậu đã đỗ trạng nguyên, học vị cao nhất thời bấy giờ. Mạc Đĩnh Chi đã trở thành tấm gương vượt khó học giỏi và câu chuyện này đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Câu 2: Chia sẻ những điều em biết thêm về Mạc Đĩnh Chi qua câu chuyện.

Gợi ý: 

     Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức, có tài hết lòng vì đất nước sẽ luôn được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng ông vẫn luôn nỗ lực học tập. Em rất ngưỡng mộ ý chí, nghị lực cũng như tài năng của ông.

      Qua câu chuyện trên em rút được bài học về sự nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này giúp sức cho gia đình và đất nước.

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng việt 4 chân trời , giải sách tiếng việt 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net