Soạn địa lý 12 bài 21 trang 88 cực chất

Địa lý 12 bài 21 trang 88 cực chất. Bài học: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ. Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 12.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập 1: Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?

Bài tập 2: Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì.

Bài tập 3: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì. Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

Bài tập 4: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

Bài tập 5: Cho bảng số liệu:

 

Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006.

Phần II.  Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập 1: 

- Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam

  •  Đồng hằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh vào mùa đông.
  • Đồng bằng sồng Cửu Long có hai vụ lúa chính trong năm là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.

- Sự khác biệt mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi

  •  Ở đồng bằng chủ yếu là hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Riêng ở đồng bằng sông Hồng còn có vụ đông.
  • Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Khác với miền núi phía Nam, miền núi phía Bắc vào mùa đông lạnh có thể trồng được các loại cây rau màu ôn đới có giá trị cao .

Bài tập 2: Khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp: Bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi và suy thoái đất, Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Bài tập 3: 

a. Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn đó là:

- Thuận lợi: Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ…, Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.

- Khó khăn: Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra, Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.

b. Chứng minh:

- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái

- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới

Bài tập 4: Phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

Bài tập 5: 

a) Đặc điếm cơ cấu trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Tính cơ cấu của các loại trang trại ở nước ta: 

 - Trên phạm vi cả nước, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm,...

-  Ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long mỗi vùng lại có thế mạnh về các loại trang trại khác nhau.

b) Nhận xét và giải thích

- Ở Đông Nam Bộ: Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm, Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp,...

- Ở đồng bằng sông Cửu Long: Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất do ở đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, hải triều, cánh rừng ngập mặn,..., Tiếp theo là trang trại trồng cây hàng năm, do ở đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và do nhu cầu lớn,...

Phần III.  Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập 1: Các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta:

 Sự khác biệt mùa vụ giữa miền Bắc và miền Nam

- Đồng hằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa. Ngoài ra, còn có vụ đông trồng các cây rau màu thích hợp với khí hậu lạnh vào mùa đông (từ tháng XI đến tháng IV).

- Đồng bằng sồng Cửu Long có hai vụ lúa chính trong năm là vụ lúa mùa, vụ lúa đông xuân và vụ lúa hè thu.

Sự khác biệt mùa vụ giữa đồng bằng và miền núi

- Ở đồng bằng chủ yếu là hai vụ lúa đông xuân và hè thu. Riêng ở đồng bằng sông Hồng còn có vụ đông.

- Ở miền núi chủ yếu là vụ cây hoa màu. Mỗi năm thường có hai vụ chính, ngoài ra còn có nhiều cây trồng trái vụ. Khác với miền núi phía Nam, miền núi phía Bắc vào mùa đông lạnh có thể trồng được các loại cây rau màu ôn đới có giá trị cao (do ảnh hưởng có gió mùa Đông Bắc).

Bài tập 2: Khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần phải chú ý:

1. Bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi và suy thoái đất.

2. Áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

Bài tập 3: 

a. Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn đó là:

Thuận lợi:

- Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ…

- Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.

Khó khăn:

- Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán…

- Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.

b. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền NN nhiệt đới.

- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái

- Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới

Bài tập 4: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

 

Bài tập 5:

a) Tính cơ cấu của các loại trang trại ở nước ta: 

 

- Trên phạm vi cả nước, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm,...

-  Ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long mỗi vùng lại có thế mạnh về các loại trang trại khác nhau.

b) Nhận xét và giải thích

- Ở Đông Nam Bộ:

1. Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm.

2. Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp,...

- Ở đồng bằng sông Cửu Long

1. Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất do ở đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, hải triều, cánh rừng ngập mặn,...

2. Tiếp theo là trang trại trồng cây hàng năm, do ở đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và do nhu cầu lớn,...

 

Tìm kiếm google: Giải địa lí 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, địa lí 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 12 cực chất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net