Soạn vật lý 8 bài 1 trang 4 cực chất

Giải vật lý 8 bài 1 trang 4 cực chất. Bài học: Chuyển động cơ học - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Làm thế nào để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên.

Câu 2: Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Câu 3: Khi nào vật được coi là đứng yên ? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

Câu 4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ? 

Câu 5: So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?

Câu 6: Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây :

Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.

Câu 7: Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.

Câu 8: Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài : "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không ?"

Câu 9: Hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.

Câu 10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?

Câu 11: Có người nói :" Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc". Theo em,nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không ? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên ta cần so sánh với những vật cố định => như bên đường, dòng sông, cột mốc,...

Câu 2: Ví dụ về chuyển động cơ học: ô tô đang chuyển động trên đường -> vật mốc là cột điện bên lề đường.

Câu 3: Vật được coi là đứng yên khi: không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc -> Ví dụ như Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động, vị trí của người trên tàu không đổi so với tàu, người ở trạng thái đứng yên.

Câu 4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động. nhà ga làm vật mốc, người trên tàu càng ngày càng đi xa vị trí nhà ga.

Câu 5: So với tòa tàu thì hành khách đang đứng yên. vị trí của toa tàu và hành khách trên toa tàu trước sau không thay đổi.

Câu 6: Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.

=> (1) đối với vật này … (2) đứng yên

Câu 7: Ví dụ để minh họa câu 6: 

  • Người ngồi trên xe ô tô đang chuyển động -> người trên xe đứng yên so xe ô tô, chuyển động so với cây bên đường.

Câu 8: "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây” => Mặt Trời chuyển động nếu vật mốc là một điểm trên Trái Đất.

Câu 9: Ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống:

  • Chuyển động cong: chuyển động của cầu trong cầu lông, đá cầu, ném tạ,...
  • Chuyển động tròn: Chuyển động của vòng quay ở công viên nước, của bánh xe,...
  • Chuyển động thẳng: Chuyển động của các phương tiện giao thông trên đường thẳng,...

Câu 10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật:

  • Ô tô: chuyển động -> người bên đường và cột điện; đứng yên ->người lái xe
  • Người lái xe: chuyển động -> người bên đường và cột điện; đứng yên -> xe ô tô.
  • Cột điện bên đường: chuyển động -> người lái xe và xe ô tô; đứng yên -> người bên đường.
  • Người bên đường: chuyển động -> người lái xe và xe ô tô; đứng yên -> cột điện.

Câu 11: "Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc".

=> Không đúng. Nếu vật mốc là tâm một đường tròn, vật chuyển động theo quỹ đạo của đường tròn với tâm là vật mốc bán kính R thì khoảng cách giữa vật mốc và vật chuyển động luôn là R.

- Ví dụ: chuyển động của đầu cánh quạt máy (lấy mốc là trục quay của cánh)

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên thì:

- Ta cần so sánh với những vật cố định làm mốc xem xem vật đó chuyển động hay đứng yên so với vật làm mốc đó.

- Ví dụ: so sánh với bên lền đường, dòng sông, cột mốc,...

Câu 2: Ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc:

- Một ô tô đang chuyển động trên đường

=> Vật mốc là cột điện bên lề đường, ô tô càng ngày càng cách xa cột điện.

Câu 3: Vật được coi là đứng yên khi:

* Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.

- Ví dụ: 

   Người ngồi trên đoàn tàu đang chuyển động.

=> Ta thấy: Vị trí của người trên tàu không đổi so với tàu => Như vậy người ở trạng thái đứng yên.

Câu 4: So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên

=> So với nhà ga thì hành khách chuyển động.

Bởi vì: nhà ga làm vật mốc, ta thấy tàu sẽ càng ngày càng đi xa vị trí nhà ga -> hành khách ngồi trên tàu chuyển động càng xa nhà ga.

Câu 5: So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên

=> So với tòa tàu thì hành khách đang đứng yên

Bởi vì: mặc dù toa tàu chuyển động so với nhà ga nhưng vị trí của khách ngồi trên toa tàu đó -> hành khách trên toa tàu trước sau không thay đổi.

Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.

- Điền từ: (1) đối với vật này … (2) đứng yên

- Câu hoàn chỉnh: Vật thể có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.

Câu 7: Ví dụ để minh họa cho nhận xét “Vật thể có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác”

Ví dụ: Người ngồi trên xe ô tô đang chuyển động.

=> Người ngồi trên xe đứng yên so với xe ô tô 

      Người ngồi trên xe chuyển động so với cây bên đường

Câu 8: Trả lời câu hỏi ở đầu bài : "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây”.

=> Mặt Trời chuyển động. 

* Bởi vì: nếu ta chọn chọn vật mốc là một điểm trên Trái Đất thì có thể coi là Mặt Trời chuyển động.

Câu 9: Ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống:

- Chuyển động cong: 

  • Chuyển động của cầu trong cầu lông, đá cầu.
  • Chuyển động của quả ta khi vận động viên ném tạ.

- Chuyển động tròn: 

  • Chuyển động của vòng quay ở công viên nước.
  • Chuyển động của bánh xe.

- Chuyển động thẳng: 

  • Chuyển động của các phương tiện giao thông trên đường thẳng.
  • Chuyển động thẳng của tàu hỏa trên đường ray.

Câu 10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật, đứng yên so với vật:

* Ô tô: 

- Chuyển động so với người bên đường và cột điện.

- Đứng yên so với người lái xe.

* Người lái xe: 

- Chuyển động so với người bên đường và cột điện

- Đứng yên so xe ô tô.

* Cột điện bên đường: 

- Chuyển động so với người lái xe và xe ô tô.

- Đứng yên so với người bên đường.

* Người bên đường:  

- Chuyển động so với người lái xe và xe ô tô.

- Đứng yên so với cột điện.

Câu 11: Có người nói :" Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc". 

=> Không đúng. Vì ta có vật chuyển động tròn quanh vật làm mốc 

- Nếu vật mốc là tâm một đường tròn còn vật chuyển động theo quỹ đạo của đường tròn với tâm là vật mốc bán kính R thì khoảng cách giữa vật mốc và vật chuyển động luôn là R.

Ví dụ: Chuyển động của đầu cánh quạt máy, ta lấy mốc là trục quay của cánh.

Tìm kiếm google: soan ly 8 cuc chat bai 1, soạn lý 8 bài chuyển động cơ học

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net