Soạn vật lý 8 bài 8 trang 28 cực chất

Giải vật lý 8 bài 8 trang 28 cực chất. Bài học: Áp suất chất lỏng Bình thông nhau - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Các màng cao su bị biến dạng (h8.3b SGK) chứng tỏ điều gì ?

Câu 2: Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không ?

Câu 3: Khi nhấn bình sâu vào nước rồi buông tay kéo sợi dây ra. Đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi bình quay theo các phương khác nhau.(H.8.4b). Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Câu 4: Dựa vào các thí nghiệm trên, hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận sau đây:

Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên …(1)… bình mà lên cả …(2)… bình và các vật ở …(3)… chất lỏng.

Câu 5: Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau( bình thông nhau). Hãy dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng nêu ở trên để so sánh áp suất pA,pB ,và dự đoán xem trước khi nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng tháng vẽ ở hình 8.6a,b,c.

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Câu 6: Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài.

"Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn?"

Câu 7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm các đáy thùng 0,4m.

Câu 8: Trong hai ấm vẽ ở hình 8.8, ấm nào đựng được nhiều nước hơn?

Câu 9: Hình 8.9 (SGK) vẽ một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này.

Câu 10: Người ta dùng lực 1000 N để nâng một vật nặng 50000 N bằng một máy thủy lực. Hỏi diện tích của pít - tông lớn và pít - tông nhỏ của máy thủy lực có đặc điểm gì ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Các màng cao su biến dạng chứng tỏ chất lỏng tác dụng áp suất lên thành bình và đáy bình.

Câu 2: Không như chất rắn chỉ tác dụng áp suất lên đáy, còn chất lỏng tác dụng áp suất lên mọi phương.

Câu 3: Khi nhấn bình sâu vào nước rồi buông tay kéo sợi dây ra. Đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi bình quay theo các phương khác nhau.

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

=> Chứng tỏ: đĩa D chịu tác dụng của áp suất chất lỏng, nên không rời khỏi đấy bình, quay các phương khác nhau đĩa D cũng không rời đáy -> chất lỏng tác dụng áp suất lên mọi phương.

Câu 4: Dựa vào các thí nghiệm¸điền từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận: Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên …(1)… bình mà lên cả …(2)… bình và các vật ở …(3)… chất lỏng.

* Điền: (1) đáy, (2) thành, (3) trong lòng

Câu 5: Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau. Trước khi đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái trong ba trạng tháng vẽ ở hình 8.6a,b,c:

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

Công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h: Trong hình a thì pA > pB, hình b có pA < pB, còn hình c thì pA = pB

=> Đều là cùng một chất lỏng nên cột nước có chiều cao lớn hơn thì áp suất lớn hơn. Vậy khi đứng yên thì mực nước sẽ ở trạng thái như hình 8.6.c.

Câu 6: "Khi lặn xuống biển, người thợ lặn mặc bộ áo chịu được áp suất lên đến hàng nghìn N/m2”

Vì: lặn dưới sâu dưới lòng biển, chất lỏng tác dụng lên mọi phương, mà trong lòng biển sâu áp lực rất lớn đến hàng nghìn N/m2 -> phải cần mặc áo lặn chịu được áp suất này.

Câu 7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm các đáy thùng 0,4m

  • Áp suất của nước ở đáy thùng là:  P1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 N/m2
  • Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,4 m là:  P2 = d.h2 = 10000.(1,2 – 0,4) = 8000 N/m2

Câu 8: Trong hai ấm vẽ ở hình 8.8, ta thấy bình thứ bên tay trái có vòi cao ngang bằng miệng ấm => Đựng được nhiều nước hơn.

Câu 9: Hình 8.9 (SGK) vẽ một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt.

* Giải thích: theo tính chất của bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình A luôn bằng mực nước trong ống trong suốt B => Chỉ cần biết được mực nước trong ống B thì có thể biết được mực chất lỏng trong bình A.

Câu 10: Người ta dùng lực 1000 N để nâng một vật nặng 50000 N bằng một máy thủy lực. 

- Dựa vào công thức của máy thủy lực: F/f=S/s=50000/1000=50

=> Diện tích của pít - tông lớn gấp 50 lần diện tích của pít - tông nhỏ

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Các màng cao su bị biến dạng (h8.3b SGK) chứng tỏ là:

- Các màng cao su biến dạng không chỉ ở đáy 

=> Qua đó chứng tỏ chất lỏng tác dụng áp suất lên thành bình và cả đáy bình.

Câu 2: Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn không?

=> Câu trả lời: Không

* Bởi vì: Không như chất rắn chỉ tác dụng áp suất lên đáy, còn chất lỏng tác dụng áp suất lên mọi phương.

Câu 3: Khi nhấn bình sâu vào nước rồi buông tay kéo sợi dây ra. Đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi bình quay theo các phương khác nhau.(H.8.4b). Thí nghiệm chứng tỏ:

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

- Do khi nhất bình vào nước, đĩa D chịu tác dụng của áp suất chất lỏng trỏng nước nên không rời khỏi đấy bình. 

- Khi quay các phương khác nhau đĩa D cũng không rời đáy.

=> Qua đó chhứng tỏ chất lỏng tác dụng áp suất lên mọi phương.

Câu 4: Dựa vào các thí nghiệm trên, ta chọn từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận sau:

Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên …(1)… bình mà lên cả …(2)… bình và các vật ở …(3)… chất lỏng.

* Điền từ: (1) đáy, (2) thành, (3) trong lòng

* Câu hoàn chỉnh: Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.

Câu 5: Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau( bình thông nhau). Hãy dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng nêu ở trên để so sánh áp suất pA,pB , dự đoán xem trước khi nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng tháng vẽ ở hình 8.6a,b,c.

Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau

* Dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h.

Trong thí nghiệm trên đều là cùng một chất lỏng nên cột nước nào có chiều cao lớn hơn thì áp suất lớn hơn

- Trong hình a: pA > pB

- Trong hình b: pA < pB

- Trong hình c: pA = pB

=> Vậy khi đứng yên thì mực nước sẽ ở trạng thái như hình 8.6.c.

Câu 6: "Khi lặn xuống biển, người thợ lặn mặc bộ áo lặn nặng nề, chịu được áp suất lên đến hàng nghìn N/m2” vì:

- Lặn dưới sâu dưới lòng biển thì áp suất do nước biển gây nên lên đến hàng nghìn N/m2, người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì sẽ không thể chịu được áp suất này

- Do chất lỏng tác dụng lên mọi phương, mà trong lòng biển sâu áp lực rất lớn đến hàng nghìn N/m2. 

=> Vì thế người thợ nặn phải cần mặc áo lặn chịu được áp suất này thì mới có thể lặn sâu được trong nước.

Câu 7: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm các đáy thùng 0,4m.

* Công thức thức tính áp suất chất lỏng p = d.h

Từ đó ta tính được áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm các đáy thùng 0,4m là:

- Áp suất của nước ở đáy thùng là:  

   P1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000 N/m2

- Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng là 0,4 m là:

   P2 = d.h2 = 10000.(1,2 – 0,4) = 8000 N/m2

Câu 8: Trong hai ấm vẽ ở hình 8.8, ấm đựng được nhiều nước hơn là:

Ta thấy bình bên tay trái có vòi cao ngang bằng miệng ấm.

=> Ấm bên tay trái được nhiều nước hơn.

* Bởi vì: Dựa theo tính chất của bình thông nhau, bình có vòi cao ngang bằng miệng ấm đựng được nhiều nước hơn.

Câu 9: Hình 8.9 (SGK) vẽ một bình kín có gắn thiết bị dùng để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Giải thích hoạt động của thiết bị này.

- Ta thấy bình A và bình B thông nhau, dù bình A không trong suốt, bình B trong suốt thì vẫn biết được mực nước cả 2 bình.

- Ta dựa vào tính chất của bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình A luôn bằng mực nước trong ống trong suốt B. 

=> Vì vậy chỉ cần biết được mực nước trong ống B ta có thể biết được mực chất lỏng trong bình A.

Câu 10: Người ta dùng lực 1000 N để nâng một vật nặng 50000 N bằng một máy thủy lực. Diện tích của pít - tông lớn và pít - tông nhỏ của máy thủy lực có đặc điểm là:

- Dựa vào công thức của máy thủy lực:

   F/f=S/s=50000/1000=50 -> Có sự chêch lệch 50 lần.

=> Diện tích của pít - tông lớn gấp 50 lần diện tích của pít - tông nhỏ.

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 8 cuc chat, giải Lý 8 bài Áp suất chất lỏng Bình thông nhau

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net