Giải cánh diều khoa học tự nhiên 6 bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Giải chi tiết, cụ thể bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

I. SỰ CẢM NHẬN HIỆN TƯỢNG

Nhìn vào hình 3.1 và cho biết hình tròn màu xanh đỏ ở hình a và b có to bằng nhau không

Trả lời:
Hình tròn màu đỏ ở hình a và b không bằng nhau. Ở hình a, màu đỏ nhỏ hơn so với hình b
 

I. SỰ CẢM NHẬN HIỆN TƯỢNG

Dựa vào quan sát, hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài. Kiểm tra kết quả của em.

Trả lời:

a. (1) - (3) - (2)

b. (2) - (3) - (1)

 

I. SỰ CẢM NHẬN HIỆN TƯỢNG

Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có thể cảm nhận sai một số hiện tượng

Trả lời:

Ví dụ:

- Khi cho chiếc đũa vào cốc thủy tinh, quan sát ta thấy chiếc đũa biến dạng

- Quan sát ngọn núi từ xa, ta thấy ngọn núi nhỏ

- Nắng phản chiếu xuống đường, mặt đường lấp lánh, cảm giác trời vừa mưa

 

II. ĐO CHIỀU DÀI

Kể tên các đơn vị đo chiều dài mà em biết.

Trả lời:
Kilômét, mét. đêximét, centimet, milimet, micromet, nanômét
 

II. ĐO CHIỀU DÀI

Em đã thấy người ta dùng thước dây, thước cuộn trong những trường hợp nào?

Trả lời:

- Thước cuộn:

Thợ mộc dùng dây cuộn để đo chiều dài các sản phẩm bàn, cửa, tủ

Thước cuộn cũng được dùng trong xây dựng nhà cửa, công trình

- Thước dây:

Thợ may dùng thước dây đo kích thước cơ thể người 

Thước dây đưuọc dùng chủ yếu trong ngành may mặc, thiết kế trang phục

 

II. ĐO CHIỀU DÀI

Đo chiều dài lớp học, em chọn thuốc đo ở hình 3.3 có thuận tiện không. Vì sao?

Trả lời:
Không thuận tiện vì giới hạn của thước ở hình 3.3 là 20 cm trong khi kích thước của lớp học lớn hơn rất nhiều lần. Nếu sử dụng thước đo trên sẽ mất thời gian, không hiệu quả, dễ sai lệch kết quả.
 

II. ĐO CHIỀU DÀI

Quan sát hình 3.4, thảo luận về cách đo chiều dài bằng thước.

Trả lời:

- Cách đo độ dài bằng thước:

1. Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ (giới hạn đo) và ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) thích hợp

2. Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:

+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

+ Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

3. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Lưu ý trong quy tắc đo:

+ Ta phải làm tròn kết quả đo theo độ chia gần nhất với đầu kia của vật (đầu còn lại phải ngang bằng với vạch số 0), như vậy chữ số cuối cùng phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo.

=> Cho nên, khi đo cùng một độ dài bằng những thước đo ĐCNN khác nhau, thì cũng có thể có các kết quả ghi không giống nhau.

+ Để đơn giản đơn vị ghi trong kết quả đo phải ghi theo đơn vị của ĐCNN.

 

II. ĐO CHIỀU DÀI

Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình 3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo? Dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả lời của em

Trả lời:

Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình 3.6b thì sẽ làm sai lệch đến kết quả đo. Cụ thể ở hình 3.6a, kích thước chiếc bút chì dài hơn so với thực tế, hình 3.6b thì ngược lại.

Để nhìn kết quả đo chính xác cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

 

III. ĐO KHỐI LƯỢNG

Hãy kể tên các đơn vị đo khối lượng mà em biết

Trả lời:
Tấn, tạ, yến, kilogam, gam, miligam...
 

III. ĐO KHỐI LƯỢNG

Hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em biết

Trả lời:
Cân đồng hồ, cân y tế, cân điện tử, cân kỹ thuật...
 

III. ĐO KHỐI LƯỢNG

1. Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn C (hình 3.8) thì kết quả thay đổi thế nào?

2. Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng và đọc đúng chỉ số của cân

Trả lời:

1. Nếu đứng ở vị trí nhìn cân như bạn A và C, kết qủa không chính xác. Ở vị trí bạn A, số cân <250g; ở vị trí bạn B, số cân >250g. 

2. Cách đọc đúng:

- Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

- Đặt vật lên đĩa cân 

- Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số để ghi chỉ số kim cân theo vạch chia gần nhất. Khối lượng của vật đem cân là số chỉ của kim cân.

 

IV. ĐO THỜI GIAN

Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết

Trả lời:
Đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, năm, phút, giây...
 

IV. ĐO THỜI GIAN

1. Khi đo thời gian chuyển động của một vật, nếu em bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu chuyển động thì kết quả đo bị ảnh hưởng thế nào?

2. Nếu không điều chỉnh về đúng số 0 (hình 3,9) trước khi bắt đầu đo thì kết quả đo được tính thế nào?

Trả lời:

1. Thì kết quả không chính xác. Nếu bấm START/STOP trước hoặc sau lúc vật bắt đầu di chuyển, kết quả đo sẽ chênh lệch (thiếu hoặc thừa thời gian). Trong những trường hợp cần độ chính xác cao như thi đấu thể thao, đưa ra đáp án trong cuộc thi, thì độ chính xác tính đến miligiây.

2. Thì kết quả sẽ thừa 1 giây 36 miligiây. 

Tìm kiếm google: Soạn sách cánh diều lớp 6, KHTN 6 sách cánh diều, soạn bài 3 khoa học tự nhiên 6 sách mới,bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian sách chân trời sáng tạo NXBGD

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net