Giải cánh diều khoa học tự nhiên 6 bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

Giải chi tiết, cụ thể bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời khoa học tự nhiên 6 bộ sách Cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

[toc:ul]

PHẦN MỞ ĐẦU

Nếu quan sát bầu trời trong một ngày đêm, ta sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía đông vào buổi sáng, lên cao dần cho đến trưa rồi xuống thấp dần và lặn ở phía tây. Khi ánh sáng mặt trời giảm dần thì trời tối hơn, ta có thể nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời.

Mặt Trời có thực sự di chuyền trên bầu trời như mỗi ngày ta vẫn thấy không?

Câu hỏi:

Em hãy vẽ đường cong di chuyển của Mặt Trời trong một ngày vào vở với phía đông và phía tây như hình vẽ.

Trả lời: 

 

I. TRÁI ĐẤT QUAY QUANH TRỤC

Hãy sắp xếp các từ hay cụm từ cho trong khung dưới đây thành câu để mô tả chuyển động hằng ngày của Trái Đất

  • Trái đất
  • trục
  • quay     
  • xung quanh
  • một vòng
  • hết một ngày đêm
  • từ phía tây sang phía đông
  • theo chiều 
 
Trả lời:
Sắp xếp thành câu: Trái Đất quay xung quanh trục theo chiều từ phía tây sang phía đông, một vòng hết một ngày đêm.
 

II. SỰ MỌC VÀ SỰ LẶN CỦA MẶT TRỜI

Vào một ngày có nắng, em hãy so sánh độ dài của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ.

Trả lời:

Vào 3 thời điểm trên, độ dài cái bóng của que thẳng trên mặt đất vào thời gian lúc 8 giờ là dài nhất, ngắn dần khi thời gian tăng lên 9 giờ và ngắn nhất vào lúc 10 giờ. 

 
 
 

 
Tìm kiếm google: Soạn sách cánh diều lớp 6, KHTN 6 sách cánh diều, soạn bài 33 khoa học tự nhiên 6 sách mới, bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời sách chân trời sáng tạo NXBGD

Xem thêm các môn học

Giải khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net