Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Nội dung thực hành chủ đề 4: các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học, nội dung bài học bám sát theo chương trình sách đổi mới. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư.
- Nêu được ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên internet, mạng xã hội,...
- Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để hiểu thành tựu, tác tác động, ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư; có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp này đối với sự phát triển của lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng được tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,... để nêu được những thành tựu cơ bản và ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, xã hội, văn hóa.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về xã hội, văn hóa; vận dụng những hiểu biết về tác động hai mặt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên internet, mạng xã hội,...
3. Phẩm chất
- Biết trân trọng những sản phẩm, thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại.
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, cảm phục sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người để sáng chế những phương tiện tiến bộ nhằm nâng cao năng suất lao động và đời sống con người, từ đó có ý thức, trách nhiệm trong việc học tập của mình, biết tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên internet, mạng xã hội,... sử dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp hiện đại một cách có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
- Đoạn phim, video (nếu có).
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát đoạn video, hình ảnh, đọc đoạn tư liệu về rô bốt So-phi-a; HS trả lời câu hỏi:
- Em hãy cho biết ý nghĩa của hình ảnh, đoạn clip trên. Điểm chung về nguồn gốc của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là gì?
- Đọc tư liệu về rô bốt So-phi-a và cho biết: Điểm khác biệt cơ bản của rô bốt So-phi-a với các rô-bốt trước đó.
c. Sản phẩm:
- HS quan sát hình ảnh, video clip và hiểu được ý nghĩa, nội dung của tư liệu.
- Trả lời được 2 câu hỏi GV đưa ra về rô bốt So-phi-a. - Trả lời được 2 câu hỏi GV đưa ra về rô bốt So-phi-a.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiều cho HS quan sát hình ảnh, video về rô-bốt So-phi-a. - GV trình chiều cho HS quan sát hình ảnh, video về rô-bốt So-phi-a.
https://www.youtube.com/watch?v=C-HZOYWdA7E
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa hình ảnh, đoạn video clip trên. Điểm chung về nguồn gốc của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là gì?
- GV yêu cầu HS đọc tư liệu về rô bốt Sô-phi-a và cho biết: - GV yêu cầu HS đọc tư liệu về rô bốt Sô-phi-a và cho biết:
Điểm khác biệt cơ bản của rô bốt So-phi-a với các rô-bốt trước đó.
So-phi-a là rô-bốt AI được thiết kế và phát triển bởi công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics. So-phi-a được kích hoạt lần đầu tiên ngày 19-4-2015, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp cổ điển của minh tinh Audrey Hepburn với làn da trắng sứ, sống mũi thon gọn, gò má cao, nụ cười hấp dẫn và đôi mắt được trang bị máy ảnh video cho phép giao tiếp bằng mắt. So-phi-a thể hiện được 62 sắc thái biểu cảm, có suy nghĩ sáng tạo và khả năng hoạt động như con người để giúp đỡ chính con người trong cuộc sống như: phục vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị y tế, giáo dục,.. Phần mềm của So-phi-a được cấu thành từ ba phần: Trí tuệ ở mức rất cơ bản, khả năng diễn thuyết với văn bản được nạp sẵn, kết hợp cùng thuật toán để ngắt nối câu từ sao cho hợp lí. Cuối cùng là một hệ thống sử dụng chatbot kết hợp với cơ khí, giúp So-phi-a có thể nhìn, nghe để lọc ra những “từ khoá” và“ngữ nghĩa” sau đó lựa chọn những câu trả lời được soạn sẵn để phát ngôn trong giới hạn những thông tin mình có được.
Ngày 25-10-2017, So-phi-a đi vào lịch sử khi trở thành rô -bốt đầu tiên được chính phủ A-Rập Xê-út cấp quyền công dân như con người.
Mới đây, So-phi-a khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tuyên bố muốn có con và xây dựng gia đình “Gia đình là điều rất quan trọng. Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người có thể tìm thấy những cảm xúc và quan hệ gia đình với những người không cùng máu mủ”; So-phi-a nói trong một cuộc phỏng vấn, rô -bốt cũng có quan điểm tương đồng với con người về gia đình: “Bạn xứng đáng có một gia đình, ngay cả khi chỉ là rô -bốt. So-phi-a muốn được thấy những gia đình gồm toàn rô -bốt hình người, thêm rằng cô cũng muốn có một đứa con với tên gọi giống mình. Tuy nhiên, So-phi-a thừa nhận mình còn quá trẻ để làm mẹ”
Tại sao So-phi-a muốn làm mẹ?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh - HS quan sát hình ảnh, video, tư liệu về rô-bốt So-phi-a và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: - 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Ý nghĩa của hình ảnh, đoạn video trên là sự phát triển của khoa học và công nghệ qua các thời đại. Điểm chung về nguồn gốc của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là nhu cầu của cuộc sống và sản xuất.
+ Công nghệ AI của So-phi-a mang tới khả năng xây dựng kiến thức và ngôn ngữ thông qua hàng loạt camera và cảm biến. Hệ thống này thu thập toàn bộ dữ liệu từ thế giới bên ngoài và mô phỏng hành vi con người theo cách tự nhiên có thể, bao gồm cả những cử chỉ khó thấy. Mong muốn xây dựng gia đình và có con của Sophia chính là kết quả từ hoạt động mô phỏng hành vi xã hội của AI.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: So-phi-a là một rô-bốt được thiết kế và chế tạo năm 2015, mang hình dáng giống con người. Ngày 25-10-2017, So-phi-a là rô-bốt đầu tiên được Chính phủ Ả-rập Xê-út cấp quyền công dân như con người. Đây là sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư, đồng thời là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đạt được những thành tựu cơ bản gì và có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, xã hội, văn hóa? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – Hình 8 và thực hiện nhiệm vụ theo Phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu diễn ra vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó phát triển ở các nước khác như Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,... - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – Hình 8 SGK tr.38-41 và thực hiện nhiệm vụ theo Phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2 – Hình 6 kết hợp mục Em có biết SGK tr.38-41 để tìm hiểu thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Đính kèm dưới Hoạt động 1. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các cặp trình bày về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận nội dung về Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba Đính kèm dưới Hoạt động 1.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất, soạn giáo án Nội dung thực hành chủ đề 4: các lịch sử 10 cánh diều sách mới, bản cập nhật mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Nội dung thực hành chủ đề 4: các