Giáo án lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất Bài 10: văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 10: văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học, nội dung bài học bám sát theo chương trình sách đổi mới. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 10: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 - Nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội và Nhà nước.

 - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Tự chủ, tự học: thông qua sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc; biết vận dụng hiểu biết về nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.

 - Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin, tư liệu để nêu được cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu hình ảnh minh họa; nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội và nhà nước.

3. Phẩm chất

 - Yêu nước, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.

 - Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

 - Tư liệu về cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 - Tranh ảnh có liên quan đến bài học.

 - Đoạn phim, video (nếu có).

 - Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1, video về trống đồng Ngọc Lũ kết hợp với đoạn thông tin về thời gian, địa điểm phát hiện và nơi lưu giữ trống đồng Ngọc Lũ để gợi mở, tìm hiểu về nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1, video về trống đồng Ngọc Lũ và giới thiệu cho HS:

 + Trống đồng Ngọc Lũ (cách ngày nay khoảng 2 000 – 2 500 năm) thuộc bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn - đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

 + Trống đồng Ngọc Lũ có patin màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg, thuộc loại kích thước lớn. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống, gồm có người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.

 + Trống đồng Ngọc Lũ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.

 

https://www.youtube.com/watch?v=uY5pJqzD5y8

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:  - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ – một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video về trống đồng Ngọc Lũ để cảm nhận về một trong - HS quan sát hình ảnh, video về trống đồng Ngọc Lũ để cảm nhận về một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày một vài cảm nhận về một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV mời đại diện HS trình bày một vài cảm nhận về một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Năm 1893, trong một lần đắp đê, người dân đã phát hiện ra một chiếc trống đồng và đưa về thờ tại đình làng Ngọc Lũ (Hà Nam). Hiện nay trống đồng Ngọc Lũ được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền văn hóa Đông Sơn, là một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Vậy văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở nào, đạt được những thành tựu tiêu biểu gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở hình thành

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, tư liệu kết hợp quan sát Hình 2 – Hình 4 để trả lời câu hỏi:

 - Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có những tên gọi khác nào?

 - Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào?

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên gọi khác và cơ sở hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, tư liệu kết hợp quan sát Hình 2 – Hình 4 SGK tr.53, 54 để trả lời câu hỏi:  + Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có những tên gọi khác nào?  + Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào?

 

 

 - GV trình chiếu cho HS quan sát video về quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:

https://youtu.be/gjr65hcIx9c?si=oOIjmqDIh_rifwEo (0:00 – 1:05)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về tên gọi khác của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có tên gọi khác là văn minh sông Hồng hoặc văn minh Việt cổ, được hình thành trên hai cơ sở chính là điều kiện tự nhiên và cơ sở xã hội.  - GV mời đại diện HS trình bày về cơ sở hình thành của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận nội dung Cơ sở hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về cơ sở hình thành

* Về điều kiện tự nhiên:

 - Vị trí địa lí:  + Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày này).  + Phía Bắc tiếp giáp với Trung Hoa, phía đông giáp biển.

à Yếu tố vị trí địa lí thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.

 - Hệ thống sông: sông Hồng, sông Mã, sông Cả bồi đắp phù sa, hình thành vùng đồng bằng màu mỡ.

à Cư dân sớm định cư trong các xóm làng.

à Người Việt cổ trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa.

à Thuận lợi cư dân trồng trọt, chăn nuôi; đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng.

 - Nguồn tài nguyên khoáng sản: phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...).

à Chế tác các loại hình công cụ lao động sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt.

* Về cơ sở xã hội:

 - Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội.  + Quý tộc: những người giàu, có thế lực.  + Nông dân tự do: sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.  + Nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.  - Hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ:  + Cư dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm.  + Đắp đê, trị thủy.  + Khai hoang mở rộng địa bàn cư trú.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 2, tư liệu kết hợp quan sát Hình 5 – Hình 7 và thực hiện nhiệm vụ:

 - Nêu thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 - Nêu thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 - Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 - Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.  - GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 2, tư liệu kết hợp quan sát Hình 5 – Hình 7 SGK tr.55-57 và thực hiện nhiệm vụ:  + Nhóm 1: Nêu thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  

 + Nhóm 2: Nêu thành tựu tiêu biểu về hoạt động kinh tế của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  + Nhóm 3: Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

  

 + Nhóm 4: Nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc: Đính kèm dưới Hoạt động 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận về Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về những thành tựu tiêu biểu

* Tổ chức xã hội và Nhà nước

 - Tổ chức xã hội: Quần tụ trong xóm, làng (chiềng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.  - Nhà nước Văn Lang:  + Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.  + Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ) ngày nay.  + Tổ chức nhà nước đơn giản:

·      Đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc cho vua là các Lạc hầu.

·      Chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản.

·      Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.

 - Nhà nước Âu Lạc:  + Năm 208 TCN, nước Âu Lạc ra đời do An Dương Vương đứng đầu.  + Tiếp tục kế thừa về tổ chức bộ máy chính quyền của nước Văn Lang.  + Lãnh thổ mở rộng trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt.

* Hoạt động kinh tế

 - Nổi bật là nông nghiệp: trồng lúa nước ở ven sông, làm rẫy ở đồi núi, chăn nuôi, đánh cá,...  - Nghề thủ công như chế tác đá, làm gốm, luyện kim, chế tác đồ trang sức,...  - Nguồn lương thực, thực phẩm bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm và các loại thủy sản.

* Đời sống vật chất

 - Về trang phục:  + Nam đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất.  + Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông,...  - Về nơi ở: nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.  - Về đi lại: phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

* Đời sống tinh thần

 - Về tín ngưỡng: sùng bái các lực lượng tự nhiên:  + Thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sống,...  + Thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh.  + Thực hành lễ nghi nông nghiệp.  - Về phong tục tập quán:  + Tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,...  + Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật.  - Về ca múa, âm nhạc: ca múa giao duyên nam nữ cùng với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cồng,...  - Về điêu khắc, luyện kim, kĩ thuật làm đồ gốm: đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao.

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất Bài 10: văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất, soạn giáo án Bài 10: văn minh Văn Lang – Âu lịch sử 10 cánh diều sách mới, bản cập nhật mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 10: văn minh Văn Lang – Âu

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay