Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 12: cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học, nội dung bài học bám sát theo chương trình sách đổi mới. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.
- Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.
- Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: thông qua sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách chủ động về văn minh Đại Việt.
· Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm, trao đổi, thảo luận để phân tích được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác sơ đồ và đọc thông tin, tư liệu đề nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt; trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn đối với những thế hệ đi trước.
- Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Đoạn phim, video (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Nhìn hình đặt tên; HS quan sát hình ảnh liên quan đến nội dung bài học và đoán tên của hình đó.
c. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm tham gia trò chơi Nhìn hình đặt tên.
- GV phổ biến luật chơi: - GV phổ biến luật chơi: Quan sát một số hình ảnh liên quan đến nội dung Văn minh Đại Việt và đoán tên của hình đó.
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh: - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh:
Hình 1 |
Hình 2 |
Hình 3 |
Hình 4 |
- GV gợi ý HS đoán tên các bức hình: - GV gợi ý HS đoán tên các bức hình:
+ Hình 1: Di chỉ khảo cổ là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỉ: bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỉ VII, qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay.
+ Hình 2: Nơi ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
+ Hình 3: Hiện vật tiêu biểu, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá trị văn hóa, lịch sử, mĩ thuật, điêu khắc và được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
+ Hình 4: Tác giả của “Chiếu dời đô”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo - HS thảo luận nhóm, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS đoán - GV mời đại diện HS đoán tên các bức hình:
+ Hình 1: Hoàng thành Thăng Long.
+ Hình 2: Nhà bia tiến sĩ thuộc khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
+ Hình 3: Lá đề chim phượng.
+ Hình 4: Tượng Lý Thái Tổ.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: Các hình ảnh trên là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt. Vậy thế nào là văn minh Đại Việt? Văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở nào? Quá trình phát triển của văn minh Đại Việt ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 để tìm hiểu về khái niệm văn minh Đại Việt.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm văn minh Đại Việt.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày về khái niệm văn minh Đại Việt. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Quốc hiệu Đại Việt có từ khi nào? + Quốc gia Đại Việt gắn liền với những triều đại nào? + Vì sao văn minh Đại Việt còn được gọi là văn minh Thăng Long? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục Em có biết SGK tr.66 để hiểu được thời gian tồn tại của quốc hiệu Đại Việt làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm văn minh Đại Việt. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Nêu điểm giống và khác nhau giữa văn minh Văn Lang – Âu Lạc với văn minh Đại Việt. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo cặp, đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về khái niệm văn minh Đại Việt. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi mở rộng: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc với văn minh Đại Việt: + Giống nhau: đều là những giá trị vật chất, tinh thần do người Việt sáng tạo nên. + Khác nhau: · Văn minh Văn Lang – Âu Lạc là nền văn minh đầu tiên của người Việt. · Văn minh Đại Việt ra đời trên cơ sở kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận: Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải dài gần 1000 năm, gắn liền với kinh đô Thăng Long. Văn minh Đại Việt là sự phát triển cao của văn hóa Đại Việt. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về khái niệm văn minh Đại Việt - Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu trong kỉ nguyên độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. - Thời gian tồn tại của văn minh Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. - Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt với kinh đô chủ yếu ở Thăng Long (Hà Nội). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 2, quan sát Hình 2, 3 và thực hiện nhiệm vụ:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất, soạn giáo án Bài 12: cơ sở hình thành và quá lịch sử 10 cánh diều sách mới, bản cập nhật mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 12: cơ sở hình thành và quá