Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 15: khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học, nội dung bài học bám sát theo chương trình sách đổi mới. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
- Nêu được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.
- Nêu được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,...
- Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu về nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay. Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
· Giải quyết vấn đề sáng tạo: thông qua việc phân tích, đánh giá vai trò để rút ra tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và hiện nay.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm và khai thác, sử dụng được thông tin, tư liệu, hình ảnh,... để nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam, nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Phẩm chất
- Góp phần phát triển phẩm chất yêu nước thông qua tìm hiểu về khối đại đoàn kết dân tộc, tự hào về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Tư liệu, thông tin, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Đoạn phim, video (nếu có).
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát Hình 1; HS lắng nghe GV đặt vấn đề, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS nêu ý nghĩa của đoạn viết trong bức thư Hồ Chủ Tịch gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.90 - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.90 và nêu vấn đề: Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Pleiku, ngày 19 -4 -1946) có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về ý nghĩa của đoạn viết trong bức thư Hồ Chủ Tịch gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.
+ Trình bày một số hiểu biết của em về dân tộc đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh - HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Ý nghĩa đoạn thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ trương, chính sách đại đoàn kết, là lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội, không phân biệt người Kinh, người dân tộc thiểu số, thành phần xuất thân, nơi sinh sống, luôn nêu cao tình đồng chí, đồng đội, đoàn kết với nhau như ruột thịt theo tinh thần “toàn quân một ý chí”.
+ Gia Rai và Ê Đê: Hai dân tộc này thường sinh sống chủ yếu ở các vùng núi phía Nam của Việt Nam. Họ có nền văn hóa phong phú, với các truyền thống âm nhạc và tín ngưỡng đặc trưng.
+ Xơ đăng và Ba Na: Hai dân tộc này cũng thường sinh sống ở các vùng núi miền Trung, phía Nam của Việt Nam. Họ có nền văn hóa truyền thống đa dạng, với những phong tục, lễ hội và nghệ thuật riêng biệt.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: Vậy khối đại đoàn kết dân tộc đã được hình thành trong lịch sử Việt Nam như thế nào? Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những khía cạnh nào? Hiện nay, Đảng và Nhà nước có quan điểm và những chính sách dân tộc ra sao? Chính sách dân tộc gồm những nội dung cơ bản nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 15: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 kết hợp quan sát Hình 1, 2 để thực hiện nhiệm vụ:
- Tìm hiểu cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc.
- Nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 kết hợp quan sát Hình 1, 2 SGK tr.90, 91 để thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc.
- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 2 kết hợp Góc khám phá, Em có biết để nhấn mạnh một trong những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc là sự ra đời và phát triển của các hình thức mặt trận dân tộc phù hợp với từng thời kì cách mạng. Trong cuộc kháng chiến đánh đuổi Nhật – Pháp, Mặt trận Việt Minh được thành lập để tập hợp, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện một nhiệm vụ giành lại độc lập và bảo vệ Tổ quốc. https://youtu.be/kaC1N_glwcY?si=0edvWEWduYbD-Y6d - GV mở rộng kiến thức, tìm hiểu thông tin về khối đại đoàn kết dân tộc thông qua các hoạt động như kể tên các truyền thuyết đề cập tới sức mạnh đoàn kết trong thời kì dựng nước, sử dụng tư liệu hỗ trợ giảng dạy để kể chuyện hoặc tạo văn bản đọc hiểu cho HS,... - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. - GV hướng dẫn HS lựa chọn đa dạng các hình thức trình bày thuyết trình: đoạn phim, video, áp phích, Canva, Padlet,... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận nội dung Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc - Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc: + Xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam hình thành từ thời kì Văn Lang – Âu Lạc. + Được củng cố qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc và trong suốt quá trình lịch sử chống ngoại xâm, giành lại độc lập. - Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc + Thời kì quân chủ độc lập: · Các vương triều luôn coi trọng sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ đất nước. · Đề cao mối quan hệ giữa các dân tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng. + Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp được mọi lực lượng dân tộc, hình thành khối đại đoàn kết dân tộc tiếp nối quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất, soạn giáo án Bài 15: khối đại đoàn kết dân tộc lịch sử 10 cánh diều sách mới, bản cập nhật mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 15: khối đại đoàn kết dân tộc