Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 3 tuần 9: Hoạt động 1

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 9: Hoạt động 1. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN CÁC MỐI QUAN HỆ

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Xây dựng được tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn
  • Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Thể hiện được sự tử chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và quan hệ trên mạng xã hội.
  • Nhận biết được những tình huống cần từ chối và thực hiện được kĩ năng từ chối trong một số tình huống cụ thể.
  • Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tiến trình hoạt động

- GV phối hợp với cán bộ Đoàn, Đội để xây dựng kế hoạch sinh hoạt dưới cờ:

 

  • Tổ chức cuộc thi sáng tác bộ ảnh về chủ đề Trường học thân thiện, HS tích cực.
  • Thuyết trình/ diễn đạt cảnh giới thiệu những nét nổi bật, đáng tự hào về nhà trường.
  • Tổ chức buổi nói chuyện về những mâu thuẫn có thể gặp và cách giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ trong đời sống.
  • Tuyên truyền phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

 

 

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tiến trình hoạt động

- GV tổ chức các hoạt động liên quan đến hành chính sư phạm lớp học: sơ kết tuần, đánh giá thi đua, kế hoạch hoạt động tiếp theo của lớp,…

- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:

 

  • Thảo luận về cách xây dựng mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.
  • Thực hành nói lời từ chối khéo léo trong giao tiếp
  • Trao đổi về các nguyên nhân và hậu quả của bắt nạt học đường.
  • Chuẩn bị sản phẩm tham gia cuộc thi sáng tác bộ ảnh giới thiệu về trường em.
  • Luyện tập và tham gia chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

 

- GV nhận xét và định hướng rèn luyện cho HS.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 9: HOẠT ĐỘNG 1 

XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xây dựng được tình bạn và biết cách giữ gìn tình bạn
  • Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Làm chủ được cảm xúc bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm và nhân ái
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Chuẩn bị các lá thăm cho trò chơi khởi động.
  • Bài hát, câu ca dao, tục ngữ về chủ đề tình cảm gia đình, bạn bè, thầy trò.
  • Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị để tham gia hoạt động trên lớp hiệu quả.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Giấy trắng, bút màu.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Chuẩn bị các sản phẩm tự học cá nhân theo yêu cầu của GV để tham gia các hoạt động trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện tính cách của bản thân được thể hiện thông qua phẩm chất và năng lực.
  3. Nội dung: Trò chơi khởi động và định hướng nội dung của chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra
  5. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức trò chơi thi hát hoặc đọc những câu ca dao, tục ngữ về chủ đề tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô.

- GV phổ biến luật chơi: Các nhóm lần lượt trình bày bài hát về chủ đề gia đình,bạn bè, thầy cô. Mỗi nhóm có 30 giây để trình bày. Lưu ý không hát trùng bài hát hoặc đọc trùng câu ca dao, tục ngữ với các nhóm trước. Sau 5 phút, nhóm chiến thắng là nhóm có thể hát nhiều bài hát nhất.

Gợi ý một số bài hát:

- Bài hát về gia đình:

  • Nơi ấy con tìm về - Hồ Quang Hiếu.
  • Chưa bao giờ mẹ kể - Erik ft Min.
  • Ba ngọn nến lung linh - Phương Thảo ft Ngọc Lễ
  • Đi về nhà - Đen Vâu ft Justatee.
  • Đi để trở về - Soobin Hoàng Sơn.
  • Nhật ký của mẹ - Hiền Thục.
  • Gặp mẹ trong mơ - Thùy Chi.
  • Ba kể con nghe - Nguyễn Hải Phong.

- Bài hát về bạn bè:

  • Cho bạn cho tôi - Lam Trường.
  • Cây đàn sinh viên - Mỹ Tâm.
  • Mong ước kỷ niệm xưa - Tam ca 3A.
  • Nắng sân trường - Đan Trường.
  • Tạm biệt nhé - Lynk Lee.
  • Ngày ấy bạn và tôi - Lynk Lee.
  • Tạm biệt - Quang Vinh.
  • Phượng hồng - Bằng Kiều.

- Bài hát về thầy cô:

  • Người thầy – Nguyễn Nhất Huy
  • Bụi phấn – Vũ Hoàng
  • Lá thư gửi thầy – Đông Nhi
  • Nhớ ơn thầy cô – Nguyễn Ngọc Thiện
  • Lời thầy cô – Phạm Hải Đăng…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV kiểm tra số lượng tên bài hát các nhóm đã kể tên được

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương đội dành chiến thắng, khích lệ các đội thua cuộc.

- GV hỏi về cảm xúc của HS sau khi tham gia chơi trò chơi và chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc tên và mục tiêu của chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS mở sgk, thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS đứng dậy đọc lớn tên chủ đề và mục tiêu của chủ đề trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu chủ đề: Để ống và tồn tại trong xã hội, mỗi người cần phải xây dựng cho bản thân mối quan hệ với những người xung quanh để có thể nhận được sự chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ khi cần thiết. không chỉ xây dựng, việc giữ gìn các mối quan hệ cũng rất quan trọng, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có sự kiên trì, khoan dung và biết tôn trọng sự khác biệt của mọi người xung quanh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xây dựng và giữ gìn tình bạn

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra ý nghĩa của tình bạn và thực hiện được những việc làm phù hợp giúp phát triển và duy trì mối quan hệ với bạn bè. Ngoài ra, giúp HS thực hành kĩ năng ứng xử khi giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Chia sẻ về những điều mà tình bạn đã mang lại cho em
  2. Chỉ ra những khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  3. Trao đổi về những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  4. Sắm vai thể hiện những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống.
  5. Chia sẻ về những bài học để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
  1. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách xác định trách nhiệm của bản thân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ về những điều mà tình bạn đã mang lại cho em.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đi tìm điểm chung”.

- GV phổ biến luật chơi: Đầu tiên, một bạn xung phong đứng trước lớp và phát biểu một câu bất kì về tính cách, sở thích, điểm mạnh hoặc đặc điểm của gia đình mình. Sau đó, những bạn trong lớp có cùng điểm chung với bạn vừa phát biểu thì sẽ phản hồi lại và tiến lên nắm tay bạn đó. Bạn vừa tiến lên sẽ tiếp tục phát biểu một câu khác, các bạn còn lại lắng nghe, phản hồi nếu có điểm chung và tiến lên nắm tay bạn vừa phát biểu. Lần lượt thực hiện cho đến HS cuối cùng. Các HS nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn. Trường hợp nếu không có HS nào có điểm chung với phát biểu của mình thì GV gợi ý HS đó phát biểu lại bằng một câu khác.

- Sau khi chơi trò chơi, GV yêu cầu HS suy nghĩ về những sự thay đổi tích cực mà em có được sau khi chơi trò chơi với các bạn trong lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia sẻ những sự thay đổi tích cực mà tình bạn đã mang lại cho mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình

- HS cảm nhận và chỉ ra những sự thay đổi tích cực của bản thân sau khi chơi trò chơi.

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ cho các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên chia sẻ trước lớp về một điều tích cực mà tình bạn đã mang lại cho mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt lại ý nghĩa của tình bạn.


*Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hỏi cả lớp: Theo các em, điều gì có thể gây khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết và lưu ý HS khi xây dựng và giữ gìn tình bạn.


*Nhiệm vụ 3. Trao đổi về những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS trao đổi ý kiến trong nhóm về những việc em có thể làm và cách em thực hiện việc làm đó để xây dựng, giữ gìn tình bạn. Nhóm ghi nội dung thảo luận theo bảng mẫu dưới đây:

Việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn

Cách thực hiện

Duy trì sự liên lạc với bạn thường xuyên.

….

Cởi mở và chân thành thể hiện thái độ, quan điểm của em về mối quan hệ với bạn.

….

Chấp nhận sự khác biệt trong sở thích, tính cách và quan điểm của bạn.

….

Lắng nghe và phản hồi tích cực với những góp ý và chia sẻ của bạn.


…..

Bình tĩnh giải thích khi xảy ra bất hòa với bạn.


…..

Tìm kiếm các sở thích, quan điểm chung và cùng làm những việc để chia sẻ điểm chung đó.


…..

- Tiếp tục, GV chuẩn bị các lá thăm ghi một số việc nên làm để giữ gìn tình bạn tốt. GV yêu cầu các nhóm bốc thăm ngẫu nhiên và đóng vai theo yêu cầu được ghi bên trong.

- GV đưa ra nội dung lá thăm:

+ Chia sẻ với bạn về sở thích và cùng thảo luận kế hoạch thực hiện sở thích đó.

+ Thể hiện hành động hoặc lời nói để tạo ra giây phút đáng nhớ với các bạn trong thời gian cùng học tập hoặc lao động với nhau.

+ Lắng nghe và phản hồi tích cực với góp ý của các bạn dành cho mình.

Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình về các bạn nhân dịp cả nhóm cùng tham gia một hoạt động chung của trường, lớp (ví dụ: cắm trại,…)

+ Thảo luận trong nhóm về một vấn đề hiện nay của giới trẻ, lắng nghe tích cực quan điểm khác biệt của các bạn, phát biểu ý kiến cá nhân và bổ sung thêm cho ý kiến của bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lần lượt tiếp nhận các nội dung GV đưa ra và thực hiện.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS/ nhóm lần lượt trình bày các nội dung thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sự tham gia tích cực, khuyến khích HS chủ động thực hiện những việc làm giúp xây dựng và giữ gìn tình bạn.


*Nhiệm vụ 4. Sắm vai thể hiện những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm. Trong khoảng 3 phút, mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết một tình huống trong sgk (tr26) theo các bước sau:

+ Xác định vấn đề gây ra mâu thuẫn

+ Xác định nguyên nhân và hệ quả nếu em cố thực hiện.

+ Đề xuất cách ứng xử phù hợp dựa trên những việc em đã thảo luận ở nhiệm vụ 3.

- Sau đó, mỗi nhóm lần lượt đóng vai để xử lí tình huống theo cách ứng xử mà nhóm thảo luận và lựa chọn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, đọc kĩ tình huống, sắm vai và xử lí tình huống.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

- GV lưu ý các thành viên trong nhóm cần góp ý nhận xét cho phần sắm vai của bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm lên trình diễn ba tình huống trong sgk.

- GV mời HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những cách ứng xử tốt.

- GV nhận xét hoạt động và chốt lại nội dung.



*Nhiệm vụ 5. Chia sẻ những bài học để xây dựng và giữ gìn tình bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm đôi về một bài học mà các em đã rút ra được trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS bắt cặp với bạn, thảo luận và rút ra bài học cho minh.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời các nhóm còn lại bổ sung thêm những bài học khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và chốt lại về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và giữ gìn tình bạn đối với mỗi người.

1. Xây dựng và giữ gìn tình bạn

a. Chia sẻ những điều mà tình bạn mang lại cho em

Gợi ý:

+ Tình bạn giúp em trở nên mạnh dạn và tự tin hơn.

+ Tình bạn giúp em biết cách thể hiện tình cảm và quan tâm hơn đến mọi người xung quanh hơn.

+ Tình bạn giúp em trở nên hài hước, vui vẻ và hòa đồng hơn với mọi người.

+ Tình bạn giúp em có thêm ý chí và sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống…
























b. Những khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn

Gợi ý:

+ Ít chia sẻ với bạn

+ Khó khăn trong cách diễn đạt dẫn đến hiểu lầm.

+ Ít tham gia các hoạt động tập thể.

+ …….










c. Những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Gợi ý:

+ Duy trì liên lạc với bạn thường xuyên.

+ Cởi mở và chân thành thể hiện thái độ, quan điểm của em về mối quan hệ với bạn.

+ Chấp nhận sự khác biệt trong sở thích, tính cách và quan điểm của bạn.

+ Lắng nghe và phản hồi tích cực với những góp ý và chia sẻ của bạn.

+ Bình tĩnh giải thích khi xảy ra bất hòa với bạn.

+ Tìm kiếm các sở thích, quan điểm chung và cùng làm những việc để chia sẻ điểm chung đó.







































d. Sắm vai thể hiện những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống.

+ TH1. Giải thích cho bạn hiểu, kiểm tra là đánh giá năng lực của mỗi người để từ đó biết được kết quả và có mục tiêu học tập tốt hơn. Ở các bài kiểm tra tiếp theo, nếu bạn muốn chúng mình sẽ ôn bài cùng nhau để làm bài tốt hơn.

+ TH2. Nói với bạn rằng, ai cũng có những khuyết điểm và mình cũng vậy, mình đang cố gắng từng ngày để cải thiện nó. Mong bạn đừng đưa khuyết điểm đó để chế giễu và đùa cợt. Điều đó khiến mình cảm thấy không vui.

+ TH3. Giải thích với bạn, các hoạt động tập thể chỉ diễn ra vào một số dịp đặc biệt, do đó mình không thể bỏ nó được. Đó là những hoạt động bổ ích, giúp hòa đồng với mọi người, nếu có thể bạn tham gia cùng mình để biết thêm được nhiều bạn mới.

*Kết luận: Mâu thuẫn trong mối quan hệ với bạn bè là vấn đề có thể xảy ra với bất kì ai. Khi xảy ra vấn đề, các em không nên vội vàng nói hay hành động khi đang cảm thấy tức giận, buồn bực. Trước hết, các em hãy bình tĩnh suy nghĩ và thử đặt mình vào vị trí của bạn để tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, lựa chọn cách ứng xử phù hợp để giữ gìn tình bạn tốt đẹp.


e. Chia sẻ những bài học để xây dựng và giữ gìn tình bạn

+ Tình bạn giúp ta hoàn thiện nhân cách.

+ Nhờ tình bạn, ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống

+ Tình bạn giúp ta cảm thấy cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

=> Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Một tình bạn đẹp là hai người biết cùng nhau san sẻ vui buồn giúp đỡ nhau những lúc khó khăn để cùng nhau vượt qua chỉ có vậy tình bạn mới thực sự tồn tại và đẹp.



Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 3 tuần 9: Hoạt động 1

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 9: Hoạt động 1, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 2


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay