Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 1 tuần 2: Hoạt động 2, 3

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 2: Hoạt động 2, 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 2: NHIỆM VỤ 2, 3:

NHẬN DIỆN SỰ THAY ĐỔI CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN –

ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
  • Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • - Nhân ái, trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - SGK, SGV, Giáo án.
  • - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
  • - Giấy trắng, bút màu.
  • - Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái và giới thiệu được nội dung chủ đề hoạt động.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi Cánh hoa cảm xúc.
  4. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Cánh hoa cảm xúc:

- GV chia lớp thành các nhóm (6 HS) và nêu luật chơi: Mỗi bạn trong nhóm chọn một biểu tượng cảm xúc và ghi ngắn gọn một tình huống của bản thân liên quan đến tình huống đó.

- GV lấy ví dụ:

+ Em vui khi nhận được quà tặng của bạn Linh trong ngày sinh nhật.

+ Em buồn vì bị điểm kém trong bài kiểm tra Toán giữa học kì.

+ Em tức giận vì bạn Nam làm gãy bút chì của em.

+ Em hốt hoảng vì bạn Lan lấy cục tẩy của em mà không nói gì.

+ Em xấu hổ vì bị mẹ mắng trước mặt bạn.

+ Em sợ hãi vì bị điểm kém sợ mẹ biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Có rất nhiều cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống và cảm xúc của bản thân. Vậy làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực hơn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Tuần 2 – Tiết 2 – Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân – Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

  1. Mục tiêu: HS luôn theo dõi cảm xúc của bản thân để nhận thấy những thay đổi trong cảm xúc trước sự tác động của môi trường, cũng như từ chính bản thân. Từ đó, HS hiểu hơn nguyên nhân của những thay đổi cảm xúc và thấy được ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến hành vi.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và xác định được sự thay đổi cảm xúc của bản thân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong tình huống 1: Q đang cáu giận với bạn thân và muốn quát thật to nhưng ngay lúc ấy, Q tự nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh và hít một hơi thật sâu. Q nghĩ đến những việc tích cực mà bạn đã làm cho mình và cảm xúc cáu giận dần nguôi ngoai.

+ Nhóm 3, 4: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau: T vừa đi, vừa nói chuyện vui vẻ với bạn thì nhìn thấy một cậu bé lấm lem, ngồi bên đường, đang ăn bát cơm nguội, T bồng khựng lại, vẻ mặt trở nên ưu tư và nói: "Thương cậu bé kia quái Mình có thể làm gì đây?

- GV gợi ý: Em hãy giải thích tất cả các lí do, nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi của nhân vật trong tình huống.

- GV hướng dẫn HS thảo luận thêm về cách ứng xử đúng mà nhân vật nên làm.

- GV kết luận: Cảm xúc của một người có thể đang bình thường nhưng khi gặp tình huống trong cuộc sống, cảm xúc của mỗi người sẽ thay đổi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

II. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

1. Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống

- Tình huống 1: Q cáu giận nhưng Q tự nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh, nghĩ đến những việc tích cực mà bạn đã làm cho mình.

- Tình huống 2: T đang nói chuyện vui vẻ với bạn thì trở ưu tư vì thương cậu bé bên đường.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Em hãy kể thêm một số tình huống khác nhau trong cuộc sống khiến cảm xúc của bản thân thay đổi.

- GV nhấn mạnh: Thế giới cảm xúc của con người rất thú vị và cũng phức tạp. Cảm xúc luôn thay đổi do sự thay đổi của môi trường và bản thân. Nhận diện được sự thay đổi của cảm xúc là bước đầu giúp chúng ta hiểu bản thân để có thể có sự điều chỉnh.

- GV cho HS xem video kiểm soát cảm xúc: https://youtu.be/RvrhBGZklD4

- GV kết luận và rút ra bài học: Những cảm xúc của chúng ta được biểu lộ qua biểu cảm gương mặt, lời nói, cách xử sự và hành động. Đôi khi những cảm xúc quá mạnh mẽ, không được đặt đúng hoàn cảnh sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Và đó chính là lý do bất kỳ ai cũng cần đến kỹ năng làm chủ cảm xúc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc

Gợi ý:

Một số tình huống khác nhau trong cuộc sống khiến cảm xúc của bản thân thay đổi:

- Em đang đi trên đường, có một chiếc xe chạy qua vũng nước làm bắn nước bẩn vào người em khiến em bực tức.

- Em đang vẽ tranh thì bất chợt Linh vỗ vào vai khiến em nguệch nét vẽ và bức tranh trở nên xấu xí, em rất giận Linh nhưng nghĩ đến lần trước Linh đã giúp đỡ em lúc em bị ốm thì em không còn bực tức nữa.

- Hôm qua, chị Mai hứa hôm nay sẽ đưa em đi xem phim nhưng bất chợt chị Mai phải tăng ca không thể về sớm được. Vì vậy, em đã rất buồn và giận chị Mai, nhưng một lúc sau, em nghĩ chị Mai đi làm rất mệt mỏi rồi không nên gây thêm nỗi buồn cho chị nữa. Nếu mình không đi hôm nay thì hôm khác chị sẽ cho mình đi. Sau đó, em không còn giận dỗi chị Mai nữa.

 

Hoạt động 3: Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực để có những mối quan hệ tốt đẹp, công việc thuận lợi; đặc biệt là làm cho bản thân hạnh phúc hơn.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được những cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về cách mà em hay sử dụng để giải tỏa cảm xúc.

- GV gợi ý: Các nhóm có thể thảo luận theo hai hướng:

+ Giải tỏa cảm xúc tiêu cực như: cáu giận, lo lắng, sợ hãi,…

+ Xây dựng cảm xúc tích cực.

- GV có thể bổ sung những kinh nghiệm của bản thân để HS có thêm những cách điều chỉnh phù hợp.

II. Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

1. Chia sẻ về cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân

- Giải tỏa cảm xúc tiêu cực:

+ Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.

+ Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực.

+ Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy.

+ Nghe, đọc những câu chuyện truyền cảm hứng; nghe nhạc; viết nhật kí;....

+ Tập thể dục cường độ vừa phải.

+ Dành thời gian nghỉ ngơi.

+ Viết nhật kí.

 

---------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 1 tuần 2: Hoạt động 2, 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 2: Hoạt động 2, 3, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay