Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: KINH DOANH VÀ TIẾT KIỆM
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Gợi ý tiến trình hoạt động:
- GV phối hợp với cán bộ Đoàn, Đội để xây dựng kế hoạch sinh hoạt dưới cờ.
- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:
Gợi ý tiến trình hoạt động:
- GV tổ chức các hoạt động liên quan đến hành chính sư phạm lớp học: sơ kết tuần, đánh giá thi đua, kế hoạch hoạt động tiếp theo của lớp,…
- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:
- GV nhận xét và định hướng rèn luyện cho HS.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 13: HOẠT ĐỘNG 1, 2
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI
TÔN TRỌNG Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH VÀ THỂ HIỆN KHẢ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI THÂN.
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “giải quyết rắc rối”.
- GV phổ biến luật chơi: “Trong 3 phút, HS liệt kê năm việc mình dự định làm và ước tính số tiền mình có thể tiết kiệm hay kiếm được để giải quyết tình huống sau:
“Tình huống: Tháng vừa rồi, em chi nhiều hơn số tiền tiêu vặt em có và dùng hết số tiền em đã tiết kiệm được. Trong những tháng kế tiếp, em muốn kiểm soát việc chi tiêu để có một khoản tiền tích lũy cho bản thân”.
- GV tổ chức trò chơi, sử dụng hai hiệu lệnh:
+ Lệnh 1. Yêu cầu HS suy nghĩ, viết nhanh câu trả lời lên giấy theo mẫu:
Việc làm | Số tiền tiết kiệm/ kiếm được (đồng) |
1 ……….. | …………… |
2 ……….. | …………… |
3………... | …………… |
4………... | …………… |
5………… | …………… |
+ Lệnh 2. Yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời với các bạn ngồi gần mình nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khen ngợi sự tham gia tích cực của HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia sẻ về trách nhiệm của HS trong việc quản lí chi tiêu cá nhân và tham gia hoạt động xây dựng tài chính cho gia đình để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS mở sgk, lắng nghe những chia sẻ của GV
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu chủ đề: Mỗi người có nhiều cách để xây dựng tài chính cho bản thân và gia đình như lập kế hoạch chi tiêu để tiết kiệm tiền, lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi… Nêu chủ động thực hiện những cách đó, chúng ta sẽ trở nên độc lập, tự tin hơn và có thể giúp đỡ được các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 1: Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ ý tưởng kinh doanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích cho HS hiểu thế nào là ý tưởng kinh doanh. - GV đưa một số ví dụ về ý tưởng kinh doanh hay của các bạn trẻ hiện nay và giới thiệu các ý tưởng đó cho HS. Gợi ý ví dụ: Hoa rất đam mê đan các đồ vật như mũ, khăn, móc chìa khóa,… Hoa nhận thấy mùa đông sắp tới, nhiều bạn có nhu cầu sử dụng các đồ vật này nên bạn quyết định đan một số sản phẩm thủ công để bán. Ngoài ra, bạn còn nhận các đơn làm theo yêu cầu của khách hàng. - GV đặt câu hỏi: + Các nhân vật trong ví dụ vì sao lại chọn ý tưởng kinh doanh đó? + Làm cách nào để xác định đó là một ý tưởng kinh doanh tốt? + Vậy theo em, cần làm gì và lưu ý điều gì để lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp lứa tuổi và điều kiện của mình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và chia sẻ cho các thành viên trong nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày ý tưởng kinh doanh của thành viên nhóm mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết và nhấn mạnh sự cần thiết của việc có một ý tưởng kinh doanh phù hợp để khởi đầu công việc kinh doanh. *Nhiệm vụ 2. Trao đổi những nội dung cần có trong kế hoạch kinh doanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích cho HS thế nào là kế hoạch kinh doanh và ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh. - GV yêu cầu HS đọc kế hoạch kinh doanh ở phần gợi ý trong SGK và trao đổi theo nhóm về những mục cần có, nội dung của từng mục trong kế hoạch kinh doanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận yêu cầu, hình thành nhóm và tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng bài. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm đứng dậy trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng hợp ý kiến và nhận xét hoạt động. - GV nhấn mạnh vai trò của kế hoạch kinh doanh. *Nhiệm vụ 3. Lập và chia sẻ kế hoạch kinh doanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS về nhà lập kế hoạch cho ý tưởng của bản thân dựa trên việc vận dụng những nội dung đã thảo luận về kế hoạch kinh doanh. HS sẽ thuyết trình về kế hoạch kinh doanh theo thời gian quy định. - GV cùng phụ huynh để hướng dẫn và hỗ trợ HS trong quá trình tìm kiếm thông tin cần thiết để hoàn chỉnh kế hoạch kinh doanh. - GV đưa ra một số tiêu chí để HS đánh giá về kế hoạch kinh doanh của các bạn. *Mẫu đánh giá kế hoạch kinh doanh (ở cuối hoạt động). - GV nhắc nhở HS lưu ý về lời nói, cử chỉ khi trình bày kế hoạch kinh doanh của mình và biết lắng nghe, nhận xét phần trình bày kế hoạch kinh doanh của các bạn. (Bảng lưu ý cuối hoạt động ) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lần lượt tiếp nhận các nội dung GV đưa ra về nhà thực hiện. - HS đặt câu hỏi cho GV về những nội dung chưa hiểu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV hỗ trợ HS bằng cách giải đáp các vấn đề HS chưa hiểu. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tham gia tích cực, khuyến khích HS chủ động thực hiện những việc cần thiết để xây dựng kế hoạch kinh doanh. | 1. Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi a. Chia sẻ ý tưởng kinh doanh - Ý tưởng kinh doanh là sự suy nghĩ, tính toán kĩ lưỡng về sản phẩm/ dịch vụ cụ thể mà một người có thể cung cấp cho cộng đồng. - Một số việc cần làm, những thông tin cần tìm hiểu để lựa chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp lứa tuổi và điều kiện: + Xác định mục đích của việc kinh doanh: dựa trên tính năng, giá trị của sản phẩm đối với cộng đồng, nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm. + Đánh giá khả năng của bản thân: Biết cách/ có thể làm ra sản phẩm, có kĩ năng quản lí chi tiêu, tích lũy đủ số vốn để thực hiện ý tưởng; tiếp cận được nhiều khách hàng mua sản phẩm. - Lưu ý: Việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như: khảo sát bằng Google Forms, tham khảo ý kiến của người thân, tìm đọc và phân tích thông tin trên Internet… b. Trao đổi những nội dung cần có trong kế hoạch kinh doanh - Kế hoạch kinh doanh là một văn bản ghi đầy đủ mục tiêu mà cá nhân mong muốn đạt được thông qua việc bán hay cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ, phương pháp và thời gian thực hiện các phương pháp đó để giúp đạt mục tiêu đề ra. - Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh: + Bước đầu đánh giá ý tưởng kinh doanh xem có khả thi không. + Hiểu rõ những việc cần làm để đạt mục tiêu đề ra và xác định phương thức thực hiện hiệu quả nhất các công việc đó. + Chủ động trong việc kiểm soát chi tiêu cá nhân và tìm kiếm sự giúp đỡ về tài chính từ những người xung quanh… - Những mục cần có, nội dung của từng mục trong kế hoạch kinh doanh (bảng cuối hoạt động) c. Lập và chia sẻ kế hoạch kinh doanh - HS thực hiện |
Gợi ý những mục cần có, nội dung của từng mục trong kế hoạch kinh doanh:
1. Sản phẩm kinh doanh | - gọi tên sản phẩm dự định kinh doanh - Đặt khẩu hiệu để tạo ấn tượng với khách hàng về sản phẩm. - Mô tả ngắn gọn về sản phẩm |
2. Đối tượng kinh doanh | Nêu đặc điểm độ tuổi, nơi làm việc, sở thích của những người mà em dự định bán sản phẩm cho họ. |
3. Hình thức kinh doanh | Xác định phương thức bán hàng: bán hàng trực tuyến, bán hàng trực tiếp,… |
4. Phương thức quảng cáo | - Đề xuất phương thức quảng cáo phù hợp: thông qua internet, trên các trang mạng xã hội, phát tờ rơi,…) - Đề xuất chương trình khuyến mãi: ưu đãi về giá, quà tặng,… |
5. Vốn đầu tư | Tính tổng số tiền em hiện có để thực hiện việc kinh doanh (tiền tiết kiệm, tiền tự kiếm, tiền hỗ trợ từ bố mẹ/ người thân…) |
6. Chi phí nguyên vật liệu | Liệt kê và tính toán chi phí cần thiết để mua nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm; sau đó, dự kiến số lượng sản phẩm có thể làm ra dựa trên số vốn đầu tư. |
7. Giá của sản phẩm | Xác định mức giá hợp lí cho sản phẩm dựa trên: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí cho dịch vụ đóng gói, giao hàng, liên lạc… |
8. Đánh giá về tính cạnh tranh | - Tìm ra những điểm nổi bật chỉ có ở sản phẩm của mình. - So sánh với những sản phẩm tương tự (giá cả, chất lượng, số lượng khách hàng thân thiết,…) |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác