Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 8 tuần 30: Hoạt động 5,6

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 30: Hoạt động 5,6. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 30: HOẠT ĐỘNG 5, 6

THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
  • HS tự đánh giá về kết quả đạt được của mình sau chủ đề và đánh giá về sự tiến bộ của bạn cùng những mong đợi.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
  1. Phẩm chất: Trách nhiệm và chăm chỉ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Giấy màu/giấy nhớ, lọ thủy tinh.
  • Câu ca dao, tục ngữ về chủ đề tôn trọng với lao động.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của chủ đề đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Hỏi nhanh đáp nhanh.
  4. Sản phẩm: HS tích cực tham gia trò chơi. 
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm và tham gia trò chơi Hỏi nhanh đáp nhanh.

- GV phổ biến luật chơi: GV trình chiếu các câu hỏi và yêu cầu các nhóm trả lời trong vòng 10 giây. Đội nào trả lời được nhiều đáp án đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc.

Câu 1: Đâu không phải là cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động? 

  1. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp. 
  2. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy. 
  3. Trân trọng các sản phẩm lao động. 
  4. Phân biệt, kì thị với những nghề lao động chân tay.

Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động? 

  1. Phớt lờ các bác nhân viên vệ sinh ở khu chung cư. 
  2. Không mời nước bác thợ sửa ống nước khi bác đến nhà mình sửa chữa. 
  3. Dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu về các nghề truyền thống. 
  4. Không tắt điện khi ra khỏi phòng.

Câu 3: Luôn giữ gìn đường làng, ngõ phố sạch sẽ là hành động thể hiện thái độ tôn trọng người lao động ở khía cạnh nào? 

  1. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp. 
  2. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy. 
  3. Trân trọng các sản phẩm lao động. 
  4. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.

Câu 4: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với người lao động? 

  1. Để thừa cơm và thức ăn. 
  2. Sẵn lòng giúp cô lao công đẩy xe rác nặng. 
  3. Mua ủng hộ và động viên bác bán trứng ở chợ khi bác không bán được hàng. 
  4. Không ngại cùng bố mẹ đẩy rau ra chợ bán.

Câu 5: Luôn tươi cười, vui vẻ chào hỏi mọi người làm các nghề khác nhau khu dân cư là hành động thể hiện thái độ tôn trọng người lao động ở khía cạnh nào? 

  1. Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp. 
  2. Hiểu biết về giá trị của nghề và người làm nên giá trị ấy. 
  3. Trân trọng các sản phẩm lao động. 
  4. Cởi mở, chan hoà với người lao động ở mọi ngành nghề.

Câu 6: Bố của C làm lái xe công nghệ. Mỗi buổi sáng bố thường chở C đến trường. Một số bạn trong lớp xì xào về công việc của bố C. Mặc dù vậy, C vẫn luôn tự hào về công việc của bố. Nếu là C, em sẽ ứng xử như thế nào với nhóm bạn kia? 

  1. Cãi nhau với các bạn để bảo vệ bố. 
  2. Nói với nhóm bạn về giá trị nghề nghiệp của bố và khuyên các bạn phải biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người. 
  3. Mách với thầy cô giáo. 
  4. Bỏ ngoài tai lời của nhóm bạn.

Câu 7: Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ? 

  1. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo. 
  2. Lòng trung thành đối với thầy giáo. 
  3. Lòng tự trọng đối với thầy giáo. 
  4. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu 8: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ? 

  1. Thể hiện lối sống có văn hóa. 
  2. Thể hiện lối sống tiết kiệm. 
  3. Thể hiện lối sống thực dụng. 
  4. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 9: Trường em có bác bảo vệ rất vui tính, làm việc có trách nhiệm. Vào giờ ra chơi, bạn T thường ra cổng nói chuyện với bác bảo vệ và cùng bác làm một số việc như: đánh trống báo giờ, ghi chép những người ra vào trưởng,... Theo em, hành động của T thể hiện điều gì? 

  1. T rất giả tạo, luôn muốn lấy lòng mọi người.
  2. T luôn có thái độ tôn trọng với mọi người, dù ở bất cứ ngành nghề nào. 
  3. T đang lấy lòng bác bảo vệ.
  4. T làm vậy vì thích.

Câu 10: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ? 

  1. Liêm khiết. 
  2. Công bằng. 
  3. Lẽ phải. 
  4. Tôn trọng người khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát câu hỏi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời:

Đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

C

C

A

D

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

A

A

B

D

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Chủ đề 8 – Tìm hiểu nhiệm vụ 5, 6.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
  2. Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp trong các tình huống.
  3. Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng đối với lao động.
  1. Sản phẩm học tập: HS thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Lọ tôn trọng:

- GV phổ biến cho HS:

+ Phát cho HS các tờ giấy màu nhỏ (giấy ghi chú) đã chuẩn bị.

+ Yêu cầu mỗi HS viết một việc làm thể hiện sự tôn trọng của mình đối với lao động nghề nghiệp vào tờ giấy, gấp lại và cho vào lọ.

- GV bốc ngẫu nhiên một vài tờ giấy trong lọ để chia sẻ trước lớp một số việc làm tốt của HS thể hiện thái độ tôn trọng với lao động nghề nghiệp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết:

+ Mỗi người đều có một nghề nghiệp mong ước của riêng mình, nghề nào cũng có giá trị, đáng quý và đáng trân trọng.

+ Bản thân mỗi HS hãy thể hiện sự tôn trọng của mình đối với tất cả các nghề từ những hành động nhỏ nhất.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

5. Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp

a. Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp

- Lễ phép. 

- Không trêu đùa, dè bỉu, có thái độ khinh thường.

- Tuyên truyền: Mỗi việc làm đều mang lại những giá trị, ý nghĩa nhất định cho xã hội, góp phần xây dựng xã hội phát triển, tốt đẹp hơn.

Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp trong các tình huống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

+ Tình huống 1: Các bạn đã có thái độ không tôn trọng công sức lao động của cô lao công. Em sẽ khuyên các bạn nên thay đổi thái độ của mình và tôn trọng mọi nghề nghiệp, công việc trong xã hội.

+ Tình huống 2: Công việc nào cũng đáng quý và đáng trân trọng. Nếu N muốn trở thành nhân viên văn phòng thì phải cố gắng, nỗ lực học tập.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết: Mỗi HS cần có ý thức tự giác, chủ động thể hiện thái độ tôn trọng với bất kì ngành nghề nào trong xã hội. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thể hiện sự tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp trong các tình huống

Mỗi một ngành nghề đều có ý nghĩa và vai trò riêng, nghề nào cũng đáng được trân quý. Mỗi bản thân chúng ta cần có ý thức tôn trọng nghề nghiệp cũng như lao động nghề nghiệp.

Nhiệm vụ 3. Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng đối với lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cuộc thi: Đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng đối với lao động.

- GV hướng dẫn:

+ Thảo luận và tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng đối với lao động.

+ Mời đại diện các nhóm lần lượt đọc một câu ca dao, tục ngữ mà nhóm sưu tầm được. Các nhóm không đọc trùng câu ca dao, tục ngữ nhóm trước đã đọc.

+ Nhóm nào đọc được nhiều câu ca dao, tục ngữ theo đúng chủ đề nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Bài học em rút ra được từ những câu ca dao đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết:

+ Những câu ca dao, tục ngữ của cha ông thường là những kinh nghiệm, bài học, lời khuyên,...

+ Hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để thay đổi tốt hơn mỗi ngày, biết trân trọng lao động, trân trọng cuộc sống.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng đối với lao động

- Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đam, xay, giầm, sàng.

- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

- Đất màu trồng đậu trồng ngô

Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn.

- Người ta đi cấy lấy công, 

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. 

Trông trời, trông đất trông mây, 

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm. 

Trông cho chân cứng đá mềm 

Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng

- Được mùa lúa, úa mùa cau

Được mùa cau, đau mùa lúa

- Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 8 tuần 30: Hoạt động 5,6

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 30: Hoạt động 5,6, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 2


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay