Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 6 tuần 19: Hoạt động 1,2

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 19: Hoạt động 1,2. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: ĐỀ PHÒNG THIÊN TAI VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Sưu tầm được tài liệu và viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tiến trình hoạt động

- GV phối hợp với thầy cô Tổng phụ trách, Ban Giám hiệu để xây dựng kế hoạch Sinh hoạt dưới cờ.

- Tham gia buổi nói chuyện với chuyên gia khí tượng thủy văn.

- Tổ chức tọa đàm về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm rủi ro khi gặp thiên tai.

- Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tiến trình hoạt động

- Tổ chức các hoạt động liên quan đến hành chính sư phạm như: sơ kết tuần, đánh giá thi đua, kế hoạch hoạt động tiếp theo của lớp;...

- Gợi ý tổ chức hoạt động giáo dục:

+ Chia sẻ tài liệu sưu tầm được về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm;

+ Rèn luyện kĩ năng truyền thông về các biện pháp đề phòng thiên tai;

+ Vận động bạn bè, người thân tham gia hoạt động phòng chống thiên tai tại địa phương;

+ ...

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 19: HOẠT ĐỘNG 1, 2

SƯU TẦM TÀI LIỆU VỀ THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG MỘT SỐ NĂM.

VIẾT BÁO CÁO VỀ THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA CHO ĐỊA PHƯƠNG TRONG MỘT SỐ NĂM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sưu tầm được tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  • Viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  • Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  1. Phẩm chất: 
  • Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Tích cực bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Tranh, ảnh, video clip về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm gần đây.
  • Chuẩn bị giấy A0, bảng, bút dạ, kẹp,...
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Hình ảnh, pano, áp phích,... tuyên truyền về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Chuẩn bị các sản phẩm tự học cá nhân theo yêu cầu của GV để tham gia các hoạt động trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú, tích cực chuẩn bị vào bài học.
  3. Nội dung: Trò chơi khởi động và định hướng nội dung của chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở nước ta trong năm 2022:

https://www.youtube.com/watch?v=MEH4vACvqAY (0:31 – 3:48)

- GV đưa ra một số câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:

+ Ở địa phương em đã bao giờ xảy ra thiên tai chưa? Nếu có, đó là loại thiên tai nào?

+ Những thiệt hại do thiên tai gây ra là gì?

+ Nêu những biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý:

+ Một số loại thiên tai: bão, động đất, hạn hán, lũ lụt, mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, lốc,...

+ Thiên tai ảnh hưởng đến con người, động vật nuôi ở các mức độ khác nhau; làm phá hủy hoặc hư hỏng về vật chất, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội xảy ra trong hoặc ngay khi thiên tai xảy ra.

+ Những biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai:

 

  • Chấp hành nghiêm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn. Sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn.
  • Cứu trợ khắc phục hậu quả; cứu người bị nạn, làm vệ sinh môi trường, giúp đỡ các gia đình bị nạn, khôi phục sản xuất và sinh hoạt.
  • Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
  • ...

 

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý nếu có.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV khen ngợi sự tham gia tích cực của HS.

- GV nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề: Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và khôn lường với cuộc sống của con người. Nó gây ra những thiệt hại, mất mát nghiêm trọng về vật chất, tính mạng con người. Vì vậy, việc thực hiện nâng cao ý thức phòng chống thiên tai, rủi ro xảy ra càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với mỗi người. Một hành động nhỏ, chúng ta cũng đã góp phần to lớn vào công cuộc chống lại thiên tai và bảo vệ cuộc sống bình yên của chính mình.

- GV yêu cầu HS đọc các nội dung cần thực hiện của chủ đề.

- GV trình chiếu tranh chủ đề và giới thiệu chủ đề:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS mở SGK, lắng nghe những chia sẻ của GV.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chia sẻ những thông tin, hiểu biết về phòng chống thiên tai trước khi vào bài học.

- GV dẫn vào bài học: Chủ đề 6 – Tuần 1 – Hoạt động 1, 2 – Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm. Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm

  1. Mục tiêu: Giúp HS sưu tầm được tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Thảo luận nội dung sưu tầm.
  2. Xác định các nguồn sưu tầm.
  3. Thực hiện sưu tầm tài liệu.
  1. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận nội dung sưu tầm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nội dung thảo luận cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

+ Nhóm 2: Thời điểm xảy ra thiên tai.

+ Nhóm 3: Nguyên nhân gây ra thiên tai.

+ Nhóm 4: Thiệt hại do thiên tai gây ra.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà sưu tầm thông tin về các loại thiên tai: thời điểm xảy ra thiên tai, nguyên nhân, thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương trong 3 năm gần đây.

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về thiên tai xảy ra ở nước ta một vài năm gần đây:

Bão

Hạn hán

Ngập lụt

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra tại địa phương trong một số năm

a. Thảo luận nội dung sưu tầm

- Loại thiên tai thường xảy ra tại địa phương: báo, lũ lụt,... .

- Thời điểm xảy ra thiên tai: mùa mưa, mùa khô,...

- Nguyên nhân gây ra thiên tai: điều kiện tự nhiên, hoạt động của con người,....

- Những thiệt hại do thiên tai gây ra: thiệt hại về người, tài sản, hoạt động phát triển kinh tế địa phương,....








Nhiệm vụ 2. Xác định các nguồn sưu tầm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận nhóm, xác định các nguồn sưu tầm tài liệu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận yêu cầu, hình thành nhóm và tiến hành thảo luận, xác định các nguồn sưu tầm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ nguồn sưu tầm trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định các nguồn sưu tầm

Các nguồn có thể sưu tầm thông tin, tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra:

- Báo chí địa phương

- Truyền hình địa phương

- Các báo cáo của địa phương

- Áp phích tuyên truyền của địa phương

Nhiệm vụ 3. Thực hiện sưu tầm tài liệu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn và lưu ý HS:

+ Sưu tầm và phân loại thông tin, hình ảnh theo loại thiên tai; 

+ Ghi lại số liệu về thời gian, tần suất xảy ra thiên tai và thiệt hại do từng thiên tai gây ra trong mỗi năm.

- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện những nội dung, số liệu đã sưu tầm được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- HS đặt câu hỏi cho GV về những nội dung chưa hiểu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV hỗ trợ HS bằng cách giải đáp các vấn đề HS chưa hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động.

- GV nhắc nhở HS hoàn thiện nội dung, số liệu sưu tầm được để báo cáo vào tiết học sau.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Thực hiện sưu tầm tài liệu

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV và ghi chép lại kết quả thực hiện để báo cáo vào tiết học sau.

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 6 tuần 19: Hoạt động 1,2

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 19: Hoạt động 1,2, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 2


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay