Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 5 tuần 17: Hoạt động 2,3

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 17: Hoạt động 2,3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 17: HOẠT ĐỘNG 2, 3

THAM GIA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG.

THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG.

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Ghi nhớ một số truyền thống tốt đẹp, xác định được các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  • Tham gia được hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với bản thân.
  • Xác định được những nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.
  • Đề xuất các việc làm phát triển cộng đồng ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Ghi nhớ một số truyền thống tốt đẹp, xác định được các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  • Tham gia được hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với bản thân.
  • Xác định được những nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.
  • Đề xuất các việc làm phát triển cộng đồng ở địa phương.
  1. Phẩm chất: 
  • Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • Yêu nước, yêu quê hương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Dung cụ cho hoạt động bản tồn cảnh quan và phát triển cộng đồng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Sưu tầm danh sách danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
  • Chuẩn bị các sản phẩm tự học cá nhân theo yêu cầu của GV để tham gia các hoạt động trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS hứng khởi trước khi bước vào tìm hiểu nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=bKByToJzMaI (2:18 – 3:00)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em nhận xét gì về lời nói và hành động của người bố trong video?

+ Theo em, HS có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Người bố đang hiểu sai lệch về vai trò và trách nhiệm của công dân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc của địa phương. Bố đã không đồng ý cho con gái tham gia chương trình văn nghệ của xã và cho rằng việc phát huy giá trị truyền thống của quê hương là việc làm của người lớn và lãnh đạo. Lời nói và hành động của người bố đã phần nào khiến cho tư tưởng và suy nghĩ của thế hệ trẻ quên đi trách nhiệm của bản thân mình trong việc chung tay gìn giữ truyền thống tốt đẹp của cộng đồng.

+ HS chính là thế hệ tương lai của quê hương, đất nước. Vì vậy, tham gia các hoạt động gìn giữ truyền thống và phát triển cộng đồng là trách nhiệm của mỗi người, thể hiện lòng biết ơn, sự tự hào với những giá trị tốt đẹp của quê hương. Mỗi HS cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương để góp phần phát huy truyền thống địa phương.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Chủ đề 5 – Hoạt động 2, 3. Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

  1. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ một số truyền thống tốt đẹp, cũng như xác định được các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. Bên cạnh đó, giúp các em lựa chọn được hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với bản thân để tham gia.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Chia sẻ những hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương em.
  2. Thảo luận về cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  3. Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với em và chia sẻ kết quả hoạt động.
  1. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận về một số hoạt động giáo dục truyền thống của địa phương:

+ Nhóm 1: Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa;

+ Nhóm 2: Hoạt động giáo dục truyền thống nhân đạo;

+ Nhóm 3: Hoạt động giáo dục nghề truyền thông.

- GV hướng dẫn HS trình bày nội dung thảo luận theo bảng sau:

Tên hoạt động

Mục đích

Thời gian

tổ chức

Nội dung

Ý nghĩa

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ những hoạt động giáo dục truyền thống địa phương theo yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, góp ý cho HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

a. Chia sẻ những hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương em

- Những hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa:

+ Tổ chức lễ hội;

+ Hát, múa;

+ Thi đấu thể thao;

+ Giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp.

- Giáo dục truyền thống nhân đạo:

+ Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ;

+ Giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn;

+ Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Giáo dục về truyền thống:

+ Phát triển các nghề thủ công truyền thống;

+ Gìn giữ nghề truyền thống của gia đình;

+ Trân trọng sản phẩm làng nghề.











Nhiệm vụ 2. Thảo luận về cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và tổng hợp những cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận yêu cầu, thảo luận về những cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét những cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

- GV khen ngợi những nhóm đưa ra được nhiều cách mới và hiệu quả.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thảo luận về cách tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương

- Truyền thống văn hoá:

+ Tìm hiểu truyền thống văn hoá của gia đình, dòng họ;

+ Tham gia lễ hội của địa phương;

+ Tham gia biểu diễn nghệ thuật truyền thống;

+ Giới thiệu văn hoá truyền thống của địa phương đến du khách.

- Truyền thống nhân đạo:

+ Quyên góp ủng hộ người gặp khó khăn, hoạn nạn;

+ Tham gia chăm sóc người già neo đơn;

+ Tổ chức hoạt động tặng quà cho trẻ em nghèo;

+ Tuyên truyền hiến máu nhân đạo.

- Nghề truyền thống:

+ Tham quan làng nghề truyền thống;

+ Tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình, dòng họ;

+ Tham gia tạo ra sản phẩm nghề truyền thống;

+ Giới thiệu làng nghề truyền thống cho du khách tham quan.

Nhiệm vụ 3. Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với em và chia sẻ kết quả hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS về nhà chọn và tham gia một hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với bản thân và viết báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- HS đặt câu hỏi cho GV về những nội dung chưa hiểu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV hỗ trợ HS bằng cách giải đáp các vấn đề HS chưa hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động.

- GV nhắc nhở HS ghi chép cẩn thận kết quả tham gia hoạt động giáo dục truyền thống để thực hiện báo cáo vào tiết học sau.

c. Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp với em và chia sẻ kết quả hoạt động

HS thực hiện một hoạt động giáo dục truyền thống phù hợp và ghi chép kết quả để báo cáo vào tiết học sau.

Hoạt động 3: Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương. Từ đó, HS đề xuất được các việc làm mình có thể tham gia để phát triển cộng đồng ở địa phương.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS thực hiện, hình thành kiến thức:
  1. Tìm hiểu nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.
  2. Đề xuất các việc làm em có thể tham gia để phát triển cộng đồng ở địa phương.
  3. Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương và chia sẻ kết quả.
  1. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu đoạn video clip ngắn những thông tin về phát triển cộng đồng ở địa phương:

https://www.youtube.com/watch?v=92ZyHoVQZcU

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Đoạn video clip nói về vấn đề gì của địa phương?

+ Kể tên một số hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương trong video clip.

- GV mở rộng nội dung, đặt thêm câu hỏi cho HS:

+ Nêu nội dung cụ thể của một hoạt động;

+ Nêu ý nghĩa của hoạt động mang lại cho cộng đồng.

Gợi ý:

Hoạt động nâng cao sức khỏe cho người dân ở địa phương

Nội dung cụ thể của hoạt động

- Tuyên truyền tiêm phòng cho trẻ em;

- Thực hiện phòng, chống dịch bệnh;

- Ra quân vệ sinh môi trường để phòng chống sốt xuất huyết;

- ...

Ý nghĩa các hoạt động

- Giảm tỉ lệ mắc bệnh;

- Nâng cao sức khỏe cho cộng đồng;

- ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và tìm hiểu nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Đoạn video nói về các hoạt động sinh hoạt hè ở địa phương (cụ thể là ở tỉnh Nghệ An).

+ Một số hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương trong video clip: 

  • Tổ chức trò chơi dân gian, giao lưu cho các em thiếu nhi.
  • Tổ chức các lớp học tiếng Anh miễn phí, học kĩ năng mềm cho các em nhỏ.
  • Tổ chức giải bóng đá cho các em thiếu nhi.
  • Mở lớp học bơi.
  • ...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

a. Tìm hiểu nội dung hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương

Một số hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương:

- Phát triển kinh tế;

- Nâng cao đời sống sức khỏe tinh thần;

- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa;

- Phòng, chống tệ nạn xã hội;

- Bảo vệ môi trường.











Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài chủ đề 5 tuần 17: Hoạt động 2,3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2) bài tuần 17: Hoạt động 2,3, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 2)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 2


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay