Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TUẦN 12: HOẠT ĐỘNG 5, 6, 7
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỪ CHỐI TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG
THỰC HIỆN CÁC VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chơi trò chơi “Tôi đồng ý – tôi từ chối“.
- GV phổ biến cách chơi: lập thành 2 nhóm đặt tên là “Từ chối” và “Đồng ý”. Mỗi nhóm có 10 thành viên, xếp hàng dọc. Nhóm “Đồng ý” viết lên bảng những hành động mà HS có thể đồng ý khi được đề nghị. Nhóm “Từ chối” viết lên bảng những hành động mà HS nên từ chối khi được đề nghị. Các thành viên trong nhóm lần lượt chạy lên bảng viết, viết xong chạy về hàng, đập tay với người tiếp theo thì người tiếp theo mới được chạy lên viết. Thời gian chơi: 3 phút. Sau thời gian quy định, đội nào viết được đúng và nhiều hành động hơn sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chơi trò chơi, HS còn lại cổ vũ nhiệt tình cho hai đội.
- GV giám sát và tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tuyên bố đội thắng cuộc. Sau đó, gọi một số HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được qua trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhiệm vụ 5, 6, 7 – Chủ đề 3.
Hoạt động 5: Rèn luyện kĩ năng từ chối trong một số tình huống
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Xác định những tình huống cần từ chối Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý sgk. - GV hỏi cả lớp: Theo em, trong các tình huống được gợi ý, tình huống nào cần từ chối? Vì sao? - Tiếp theo, GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về những tình huống trong các mối quan hệ mà em hoặc người em quen biết nghĩ cần từ chối/ đã từng từ chối (từ chối ai? Từ chối việc gì? Vì sao cần từ chối?) - Sau khi kết luận những tình huống HS có thể gặp và cần từ chối, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu em không từ chối thì có thể dẫn đến những hậu quả gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc gợi ý, suy luận và đưa ra câu trả lời. - HS thảo luận theo nhóm, tìm ra những tình huống cần từ chối thường gặp và hậu quả nếu không từ chối. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trả lời trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. *Nhiệm vụ 2. Thảo luận những cách từ chối khéo léo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về cách từ chối khéo léo trong những loại tình huống mà các em vừa chia sẻ ở trên và nêu ví dụ về cách thực hiện. (Bảng gợi ý từ chối khéo sgk tr.30-31) - GV yêu cầu HS ghi chép lại nội dung chia sẻ dưới dạng bảng như gợi ý của sgk Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm lên trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và đưa ra kết luận về hoạt động. *Nhiệm vụ 3. Đóng vai để thực hiện từ chối trong các tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống, vận dụng những cách từ chối vừa thảo luận để đưa ra cách từ chối phù hợp cho mỗi tình huống và dự đoán kết quả sau khi từ chối. - Tiếp theo, GV đặt số thứ tự các nhóm và yêu cầu các nhóm suy nghĩ kịch bản và đóng vai các nhân vật để thực hành từ chối cho các tình huống theo hiệu lệnh: Hiệu lệnh 1 (5 phút): + Nhóm số lẻ đóng vai ứng xử cho tình huống 2 và 4. + Nhóm số chẵn đóng vai ứng xử cho tình huống 1 và 3. Hiệu lệnh 2 (5 phút): + Nhóm số lẻ đóng vai ứng xử cho tình huống 1 và 3. + Nhóm số chẵn đóng vai ứng xử cho tình huống 2 và 4. - Sau khi các nhóm thảo luận và trình diễn, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Theo em, những nguyên tắc nào cần lưu ý để có thể từ chối khéo léo với lời đề nghị hay yêu cầu của người khác? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, xử lí tình huống. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung cách khác. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét hoạt động và kết luận về sự cần thiết của việc thực hiện những cách từ chối phù hợp với hoàn cảnh em cần từ chối và với đặc điểm, tính cách, nhu cầu của người em từ chối. | 5. Rèn luyện kĩ năng từ chối trong một số tình huống a. Xác định tình huống cần từ chối - Tình huống cần từ chối: + Khi các bạn trong lớp yêu cầu em thực hiện những việc vượt quá khả năng của bản thân. + Khi một nhóm bạn trên mạng xã hội yêu cầu em chia sẻ về một thông tin có thể gây tổn hại đến người khác. + Khi người quen nhờ em làm một việc vào lúc em đang rất bận. => Những tình huống cần từ chối: + Được đề nghị làm những việc vượt quá khả năng của bản thân. + Bị dụ dỗ làm những việc gây tổn hại đến mình và người khác. + Bị rủ rê làm những việc mà bản thân không muốn làm, hay không sẵn sàng làm vào thời điểm đó. - Nếu không từ chối dẫn đến hậu quả: + Bị đánh giá không tốt bởi những người xung quanh. + Có thể đánh mất tình bạn đẹp + Khiến người khác bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần. + Khiến người thân lo lắng + …………………………. b. Những cách từ chối khéo léo + Từ chối thẳng: Từ chối một cách thẳng thắn, dứt khoát. + Từ chối trì hoãn: Từ chối và đưa ra một lí do để trì hoãn việc thực hiện. + Từ chối thương lượng: Từ chối và đưa ra phương án khác phù hợp hơn để thay thế. => Kết luận: Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần từ chối. Đối với HS, các em cần nhận biết được các tình huống cần từ chối, từ đó, xác định và thực hiện cách từ chối phù hợp để không gây ra những hậu quả đáng tiếc, không gây áp lực cho bản thân, đồng thời đem lại cảm giác thoải mái, an toàn cho chính mình. c. Đóng vai thực hiện từ chối trong các tình huống - Tình huống 1. Nói một cách lễ phép với anh trai: “Anh chưa làm xong đã bỏ dở công việc đi chơi, trong khi em đã cố gắng hoàn thành phần việc nhà được bố mẹ giao. Em cũng còn nhiều bài tập về nhà chưa hoàn thành xong nên em chỉ có thể phụ anh làm một việc. Nhưng mà bố mẹ sắp về rồi nên em nghĩ anh nên nói thật và xin lỗi bố mẹ”. - Tình huống 2. Em từ chối đề nghị của các bạn, em nói nhỏ nhẹ với các bạn: “Tớ biết các cậu cũng chỉ trêu ghẹo bạn một chút thôi, nhưng biết đâu bạn lại không thích điều đó nên thôi các cậu đừng trêu bạn nữa nhé”. - Tình huống 3. Em nhỏ nhẹ góp ý với em gái: “Chị biết lứa tuổi em ai cũng đang mải chơi, nhưng nếu mình có nhiệm vụ nhóm giao thì mình nên cố gắng hoàn thành nó trước nhé. Giờ chị cũng bận ôn thi, nếu đồng ý thì chị sẽ dành một chút thời gian hướng dẫn cách để em làm, còn nếu không thì em xin lỗi các bạn và nhờ các bạn làm gấp để mai còn có bài thuyết trình cho nhóm”. - Tình huống 4. Em từ chối khéo vì lí do lịch học kín hết không có nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội. => Tổng kết: Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần từ chối. Tùy theo tình huống xảy ra, có thể từ chối thẳng bằng cách trả lời dứt khoát “không”, có thể từ chối thương lượng hoặc từ chối trì hoãn. Vì vậy, mỗi người cần học cách từ chối để có kĩ năng từ chối và sử dụng kĩ năng từ chối một cách linh hoạt, khéo léo nhằm tránh được những hậu quả không đáng có, tránh được áp lực cho bản thân và luôn có cảm giác thoải mái trong giao tiếp, ứng xử với mọi người. |
Hoạt động 6: Thực hiện các việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1. Nêu các việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cả lớp cùng hát theo bài hát truyền thống của nhà trường để tạo hứng thú cho HS. - GV khảo sát nhanh HS về những nét nổi bật và tự hào của nhà trường. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về những hoạt động xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường được tổ chức hằng năm và nêu vai trò khi em tham gia hoạt động và mức độ tham gia theo bảng mẫu:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận các câu hỏi khảo sát của GV và trả lời. - GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm đứng lên trình bày - GV ghi nhận và tổng hợp ý kiến của HS Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét hoạt động *Nhiệm vụ 2. Thiết kế hoạt động phù hợp để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu cả lớp thảo luận về kế hoạch tổ chức các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường trong năm học của lớp. - GV mời ban cán sự lớp lên dẫn dắt buổi thảo luận. - Gợi ý mẫu: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Từ kế hoạch của lớp, GV yêu cầu mỗi HS lựa chọn, đăng kí tham gia vào một hoặc hai hoạt động bất kì với ban cán sự lớp. - Ban cán sự lớp tổng kết kết quả đăng kí, phân công người thực hiện, thảo luận cách để đánh giá quá trình tham gia của các bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà xác định những việc mà bản thân cảm thấy cần làm, xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động mà em đã đăng kí và tự đánh giá hiệu quả tham gia hoạt động của mình.
| 6. Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội a. Nêu các việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường - HS liên hệ bản thân và chia sẻ b. Thiết kế hoạt động phù hợp để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường - Gợi ý bảng tiêu chí đánh giá: (Bảng dưới hoạt động) c. Tham gia hoạt động chia sẻ cảm xúc của em - Gợi ý nội dung đánh giá: + Sự tích cực + Tinh thần trách nhiệm + Sự hòa đồng, hợp tác + Một số những khó khăn khi tổ chức và thực hiện hoạt động. + …. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác