Các giai đoạn tiến triển của HIV
1. Nhiễm HIV tiên phát
Đây là giai đoạn đầu của HIV, xuất hiện từ 2 – 4 tuần sau khi nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch.
Các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần và thường gặp nhất là:
- Phát ban da
- Sốt
- Đau cơ/đau khớp
- Viêm họng
- Hạch to
Hiện tượng chuyển đảo huyết thanh thường xuất hiện trong vòng 4 – 12 tuần sau đó nên xét nghiệm tìm kháng thể HIV thường sẽ âm tính trong giai đoạn này.
Phát ban toàn thân là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn đầu của HIV, trong đó:
- Tổn thương hồng ban xuất hiện dưới dạng sẩn 5 – 10 mm;
- Thời điểm nhận biết là khoảng 48 – 72 giờ sau khi bắt đầu sốt;
- Các biểu hiện kéo dài trong 5 – 8 ngày;
- Thường gặp nhất ở phần mặt và thân mình;
- Điển hình thì không ngứa.
2. Giai đoạn tiềm tàng
Giai đoạn tiềm tàng của HIV có đặc điểm là giảm dần số lượng CD4. Bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏe mạnh trong 5 – 10 năm trước khi xuất hiện triệu chứng điển hình.
- Có thể xuất hiện triệu chứng khi CD4 < 500 tế bào /mm3;
- Các nhiễm trùng cơ hội xuất hiện khi CD4 < 200 tế bào /mm3.
3. Nhiễm HIV có triệu chứng
Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng xuất hiện khi CD4 < 500 tế bào/mm3. Các tình trạng có thể gặp khi số lượng CD4 nằm trong khoảng 200 – 500 bao gồm:
- Biểu hiện hạch to toàn thân
- Mệt mỏi, suy kiệt
- Sốt hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
- Bệnh Candida miệng hoặc âm đạo
- Viêm phổi do vi khuẩn
- Lao phổi
- Herpes zoster (bệnh Zona)
- Bệnh ác tính (ung thư cổ tử cung, u lympho).
Một số bệnh nhân có mức CD4 trên 200 có thể trạng ốm yếu với nhiều triệu chứng khác nhau. Một số bệnh nhân có CD4 thấp dưới 100 có thể cảm thấy khỏe mạnh mà không có triệu chứng gì hết.
4. AIDS (Nhiễm HIV tiến triển)
AIDS là giai đoạn cuối trong các giai đoạn tiến triển tự nhiên của nhiễm HIV. Sự khác nhau như sau:
Đối với nhiễm HIV tiến triển:
- Bất kỳ tình trạng nào nằm trong giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 (theo chẩn đoán lâm sàng hoặc chẩn đoán xác định)
và/hoặc
- Số lượng tế bào CD4 < 350 tế bào/mm3
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở giai đoạn 4 là:
– Sụt cân mức độ nặng không rõ nguyên nhân (>10% cân nặng cơ thể)
– Tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân
– Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (không liên tục hoặc liên tục trên 1 tháng)
– Nấm candida miệng kéo dài
– Bạch sản dạng lông ở miệng
– Lao phổi
– Nhiễm khuẩn nặng (như viêm mủ màng phổi, viêm mủ cơ, nhiễm trùng xương khớp, hoặc viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết)
– Viêm loét miệng, viêm lợi hoặc viêm quanh răng hoại tử cấp
– Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính hoặc giảm tiểu cầu mạn tính không rõ nguyên nhân
Đối với AIDS:
-Số lượng tế bào CD4 < 200 tế bào/mm3
– Người bệnh mắc các hội chứng suy mòn do HIV
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới đúng cách.
- Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.