Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại Khoa học tự nhiên 9 Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Kim loại đứng trước Mg trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

  • A. tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo base và H2.                            
  • B. chỉ tác dụng được với nước nóng tạo base và H2.
  • C. không tác dụng với nước ở điều kiện thường.       
  • D. chỉ tác dụng với nước khi có chất xúc tác.

Câu 2: Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, kim loại đứng trước H

  • A. tác dụng được với dung dịch acid tạo H2.                        
  • B. chỉ tác dụng với Dung dịch acid ở nhiệt độ cao tạo H2.
  • C. chỉ tác dụng với dung dịch đậm đặc tạo H2
  • D. tác dụng được với dung dịch acid tạo khí SO2 hoặc Cl2.

Câu 3: Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, các kim loại như thế nào sẽ đẩy được kim loại khác ra khỏi dung dịch muối?

  • A. Na, K, Ca, Ba,..                     
  • B. Kim loại đứng sau có thể đẩy kim loại đứng trước ra khỏi muối.
  • C. Kim loại đứng sau H có thể đẩy kim loại đứng trước H tra khỏi muối. 
  • D. Kim loại đứng trước có thể đẩy kim loại sau trước ra khỏi muối.

Câu 4: Phương pháp điện phân nóng chảy được sử dụng để điều chế các kim loại

  • A.hoạt động hóa học yếu. 
  • B.hoạt động hóa học mạnh.        
  • C.hoạt động hóa học trung bình. 
  • D. bất kì trong dãy hoạt động hóa học.

Câu 5: Phương pháp nhiệt luyện được sử dụng để điều chế các kim loại

  • A.hoạt động hóa học trung bình.           
  • B.hoạt động hóa học yếu.           
  • C.hoạt động hóa học mạnh.        
  • D. bất kì trong dãy hoạt động hóa học.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao các kim loại Na, K, Ca, Ba không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối?

  • A.Vì chúng ngay lập tức bay hơi khi cho vào nước.   
  • B.Vì chúng tác dụng với nước trước tạo ra base.
  • C.Vì chúng ngay lập tức bị phân hủy khi tiếp xúc với nước.
  • D.Vì chúng không liên kết được với các gốc acid trong muối.

Câu 2: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

  • A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba.
  • B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  • C. Mg, K, Fe, Al, Na.
  • D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba.

Câu 3: Kim loại Cu có thể phản ứng được với:

  • A. Dung dịch HCl.
  • B. Dung dịch H2SO4 loãng.
  • C. H2SO4 đặc, nóng.
  • D. Dung dịch NaOH.

Câu 4: Hãy sắp xếp các kim loại say theo chiều hoạt động hóa học giảm dần Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al

  • A. Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al.             
  • B. Cu, Zn, Ag, Al, Ca, Na, Fe.
  • C. Zn, Ag, Al, Ca, Cu, Na, Fe.              
  • D. Na, Ca, Al, Zn, Fe, Cu, Ag.

Câu 5: Cho phản ứng Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. Y là

  • A. Cu.           
  • B. CuSO4.              
  • C. ZnSO4.              
  • D. Zn.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

  • A. Fe.
  • B. Zn.
  • C. Cu.
  • D. Mg.

Câu 2: Có 1 mẫu dung dịch FeSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?

  • A. Zn.
  • B. Mg.
  • C. Fe.
  • D. Cu.

Câu 3: Cho thí nghiệm như hình ảnh, ta có thể thay dây magnessium chất nào?

  • A. Aluminium.                  
  • B.Iron.
  • C.Gold.        
  • D.Copper.

Câu 4: Cho dây đồng vào 2 ống nghiệm, khả năng nào sau đây không thể xảy ra

  • A.Ống nghiệm (1) chứa ZnCl2.
  • B. Ống nghiệm (1) chứa NaCl.
  • C. Ống nghiệm (2) chứa AgNO3.
  • D. Ống nghiệm (2) chưa FeCl2.

Câu 5: Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch CuNO3 có lẫn AgNO3:

  • A. Fe.
  • B. K.
  • C. Cu.
  • D. Ag.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

  • A. 56,37%.                      
  • B. 57,36%.                       
  • C. 43,63%.             
  • D. 63,43%.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 17: Dãy hoạt động hóa học của, trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 chân trời, trắc nghiệm bài 17: Dãy hoạt động hóa học của KHTN 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net