Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 46: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 46: Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Khoa học tự nhiên 9 Chân trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là

  • A. đặc tính biến dị và thích nghi của sinh vật.  
  • B. đặc tính di truyền và thích nghi của sinh vật.
  • C. đặc tính biến dị và sinh sản của sinh vật.
  • D. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Câu 2: Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là

  • A. đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
  • B. đảo thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho con người.
  • C. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho sinh vật.
  • D. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho con người.

Câu 3: Tiến hóa sinh học là

  • A. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của cá thể sinh vật qua các thế hệ tế bào nối tiếp nhau theo thời gian.
  • B. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  • C. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  • D. quá trình thay đổi đặc trưng của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

Câu 4: Kết quả của sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hoặc cây trồng theo nhiều hướng khác nhau:

  • A. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.
  • B. tạo ra một giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.
  • C. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.
  • D. tạo ra một giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.

Câu 5: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các biến dị có lợi xuất hiện ở một số cá thể được tích lũy dần qua nhiều thế hệ dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi của loài (về cấu tạo, chức năng, màu sắc, tập tính,...), đảm bảo cho sự thích nghi của sinh vật với những điều kiện môi trường sống khác nhau, từ đó, hình thành

  • A. giống mới.                                                 
  • B. nòi mới.
  • C. loài mới.                                                    
  • D. quần thể mới.

Câu 6: Quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể được gọi là

  • A. chọn lọc nhân tạo.                                      
  • B. chọn lọc cá thể.
  • C. chọn lọc hàng loạt.                                     
  • D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Loài ngựa hiện đại ngày nay là

  • A. Eohippus. 
  • B. Pliohippus
  • C. Equus.
  • D. Merychippus.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Sắp xếp các nội dung sau đây để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm thích nghi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên:

(1) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi.

(2) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể.

(3) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.

(4) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau.

  • A. (1) → (2) → (3) → (4).                                       
  • B. (3) → (1) → (4) → (2).
  • C. (2) → (4) → (1) → (3).                                        
  • D. (4) → (3) → (2) → (1).

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng về chọn lọc nhân tạo?

  • A. Sự chọn lọc có chủ đích của con người dựa trên những đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  • B. Trong một quần thể vật nuôi hoặc cây trồng, sự xuất hiện các biến dị thường có lợi phù hợp với mục đích của con người.
  • C. Sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hoặc cây trồng theo nhiều hướng khác nhau.
  • D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.

Câu 3: Cho một số giống cây trồng sau đây: (1) Súp lơ trắng; 2) Bắp cải; 3) Cần tây; 4) Su hào; 5) Hành lá. Có bao nhiêu giống cây trồng được tạo ra do chọn lọc nhân tạo từ cây cải dại?

  • A. 1.  
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liệu lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc vì

  • A. khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
  • B. thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
  • C. thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
  • D. thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.

Câu 2: Đối với vi khuẩn tốc độ tiến hóa diễn ra một cách nhanh chóng vì

  • A. vi khuẩn có ít gene nên tỉ lệ gene đột biến cao.
  • B. vi khuẩn sinh sản nhanh và gene đột biến được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
  • C. vi khuẩn có kích thước nhỏ, tốc độ trao đổi chất mạnh mẽ nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
  • D. vi khuẩn có khả năng thích nghi với mọi môi trường sống.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Nguyên nhân là do

  • A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh lục làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
  • B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
  • C. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
  • D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 CTST bài 46: Khái niệm tiến hóa và các, trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 chân trời, trắc nghiệm bài 46: Khái niệm tiến hóa và các KHTN 9 chân trời sáng tạo

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net